Thổ dân ở Canada

Thái Công Tụng

There are more than 630 First Nation communities in Canada, which represent
more than 50 Nations and 50 Indigenous languages


1.Dẫn nhập


Khi Christophe Coulomb đi tàu buồm khám phá My Chau, thoat đầu gặp các hai đao vùng Caribe (Haiti, Dominican Republic, Cuba), trơ về nước (Spain) co đem theo một vài thô* dân và chi* lúc đó dân Portugal mơi biết có một vùng đất khác có người ơ. Phong trào di dân nhập cư từ các vùng phía Nam Spain (Andalousia, Grenada) mới bắt đầu từ đó . Các tộc người đầu tiên ơ Mỹ Châu chính là người Á Châu (Bắc Á ngày nay như Đại Hàn, Nhật..) sau này quen gọi là dân da đo, ơ* Canada gọi chung là Premières Nations/First Nations .
Người Canada bản địa hay còn gọi là Thổ dân Canada, là những người dân bản địa trong ranh giới của Canada ngày nay. Chúng bao gồm các Premieres Nations, Inuit và Métis. Hiến Pháp Canada công nhận ba tộc người bản xứ là nguoi Indien ( nhưng nay thường gọi là Premieres Nations), người Inuit và người Metis . Cả 3 nhóm tộc người này có lịch sử riêng, ngôn ngữ riêng biệt, văn hoá và tín ngưỡng riêng biệt. Có riêng một Bộ trong nội các Canada lo về các tộc người này, gọi là Ministère des Affaires autochtones et du Nord Canada (anglais : Aboriginal Affairs and Northern Development Canada).
Tình trạng thổ dân Canada khác hẳn với bên Mỹ vì ở Mỹ, hiện nay, dân tộc da đỏ chỉ còn khoảng 1%. Họ sống ở những vùng có điều kiện tự nhiên rất khó khăn, như: các vùng núi cao, khô hạn ở phía Tây. Trong một thời gian dài, sự phân biệt, bức hại, kỳ thị, và một số lý do khác đã làm cho người bản địa có nguy cơ tuyệt chủng. Còn tại Canada, có nhiều tộc người đầu tiên đến đây lập nghiệp từ hàng ngàn năm ttước, khi eo biên Bhering Bắc Á giữa Alaska và Bắc Nhật Ban còn là một biên cạn. Người Âu châu (gốc Irlande, gốc Spain) dến My Châu chi sau khi Christophe Coulomb khám phá ra Mỹ Châu ! Thổ dân Canada bao gồm nhiều tộc trong đó có tộc Mohawk sống vùng biên giới Canada và Mỹ. Dân Métis có nguồn gốc từ giữa thế kỷ 17 khi người gốc Bắc Á (tới Canada hàng ngàn năm trước) kết hôn với người châu Âu đến đây phần lớn từ miền biên ơ Pháp (Bretagne, vùng cưa biê*n sông Loire).

Theo điều tra dân số năm 2016, thổ dân ở Canada tổng cộng 1.673.785 người, hoặc 4,9% dân số cả nước, với 977.230 người dân First Nations, 587,545 Métis và 65,025 Inuit. Ngày quốc gia bản địa dân tộc công nhận các nền văn hóa và đóng góp của những người thổ dân trong lịch sử Canada. Các dân First Nations,
dân Inuit và dân Métis thuộc mọi nguồn gốc đã trở thành những nhân vật nổi bật và đã giúp định hình bản sắc văn hóa Canada.

2. Vài tộc người thổ dân ở Quebec.

Tại tỉnh bang Quebec có 11 tộc bản xứ với 75 000 người sống rải rác trong 55 cộngđồng đóng góp cho tiến bộ phát triển văn hoá, chính trị và kinh tế . Ở Quebec, vẫn còn 9 ngôn ngữ của dân bản địa. Hiến Pháp Canada công nhận ba tộc người bản xứ là nguoi Indien ( nhưng nay thường gọi là Premieres Nations), người Inuit và người Metis . Cả 3 nhóm tộc người này có lịch sử riêng, ngôn ngữ riêng biệt, văn
hoá và tín ngưỡng riêng biệt. Có riêng một Bộ trong nội các Canada lo về các tộc người này, gọi là Ministère des Affaires autochtones et du Nord Canada ( anglais : Aboriginal Affairs and Northern Development Canada). Tình trạng thổ dân Canada khác hẳn với bên Mỹ vì ở Mỹ, hiện nay, dân tộc da đỏ chỉ còn khoảng 1%. Họ sống ở những vùng có điều kiện tự nhiên rất khó khăn, như: các vùng núi cao, khô hạn ở phía Tây. Trong một thời gian dài, sự phân biệt, bức hại, kỳ thị, và một số lý do khác đã làm cho người bản địa có nguy cơ tuyệt chủng.
Thống kê dân số Canada cho biết có 630 cộng đồng First Nations với dân số 1,048,405 nguời, 624 220 dân Metis và 50 ngôn ngữ ban xứ (Indigenous languages )

There are more than 630 First Nation communities in Canada, which represent more than 50 Nations and 50 Indigenous languages

Map description

The title of the map is “Winnipeg home to largest Indigenous population in Canada”

This is a map of Canada showing the census metropolitan areas with the largest Indigenous populations in 2021.

For the 10 census metropolitan areas with the largest Indigenous populations, vertical bars indicate the size of the Indigenous populations. The population count is presented as follows: Halifax, Nova Scotia, at 18,845; Montréal, Quebec, at 46,090; Ottawa–Gatineau, Ontario/Quebec, at 46,545; Toronto, Ontario, at 44,635; Winnipeg, Manitoba, at 102,080; Regina, Saskatchewan, at 24,525; Saskatoon, Saskatchewan, at 34,890; Edmonton, Alberta, at 87,600; Calgary, Alberta, at 48,625; and Vancouver, British Columbia, at 63,345.

Source(s): Census of Population, 2021 (3901).

Môi trường và phát triển bền vững

Thái Công Tụng

.

1.      Nhập đề

Môi trường là gì?  Nó bao gồm các yếu tố tự nhiên (như đất, nước, không khí..) và yếu tố vật chất nhân tạo (như nhà máy, đập nưóc, cơ xưởng..) ở xung quanh sinh vật, có tác dộng trực tiếp, gián tiếp hoặc tác động qua lại tới sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển của sinh vật. Những vấn đề cấp bách về môi trường cần phải đối phó hàng ngày như ô nhiễm nước, ô nhiễm tiếng động, ô nhiễm không khí, trong một khung cảnh đất hẹp, người đông đã tạo nên sức ép trên tài nguyên thiên nhiên. Khung cảnh sống thay đổi. Những danh từ mới về khoa học môi trường đua nhau xuất hiện  như sinh khối (biomass), kiểu sinh học (biotype), sinh cảnh (biotope), quần xã sinh vật (biome), hệ sinh thái (ecosystem), ổ sinh thái ( ecological niche), dấu chân sinh thái (ecological footprint), đa dạng sinh học (biodiversity), bền vững (sustainability), lỗ hổng ozon (ozone hole ),  sự sưởi ấm toàn cầu (global warming), tái chế biến (recycling) v.v.

Các vấn nạn môi trường có tính cách chung cho toàn thế giới: các nưóc giàu có thì tiếng động, mưa acit, khí nhà kiếng; các nước nghèo, chậm phát triển thì phá rừng, nhân mãn; tóm lại với hành tinh càng ngày càng nhỏ bé và không còn hành tinh nào khác ngoài Trái Đất có điều kiện sinh sống nữa, con người nhận ra là bảo vệ môi trường là việc chung của nhân loại. Vào năm 1992, tại Rio, nhiều xứ họp lại để ký bản thoả ước về bảo vệ tài nguyên trên trái đất, sau đó tại Kyoto lại họp bàn về giới hạn các sự phát thải các khí độc trên bầu trời..

Các tổ chức bảo vệ môi trường ra đời, đặc biệt nhất là tổ chức phi chính phủ Green Peace. Rồi ngày Earth Day xuất hiện, trong đó nhiều công dân đứng ra tổ chức vận động  các chính phủ khuyến cáo các nhà lãnh đạo về năng lượng sạch (mặt trời, gió ..), tiết kiệm năng lượng, phát triển bền vững.

2. Môi trường như một hệ thống mở

 
Khác với các hệ kín trong cơ học và vật lý, hệ thống môi trường nói riêng và các hệ thống nhân văn nói chung đều là những hệ thống mở (open system) nghiã là có các tương tác với bên ngoài, qua những trao đổi các dòng chảy (flux) vật chất, năng lượng và thông tin. Hệ thống có đầu vào (input), đầu ra (output) và các vòng phản hồi (feedback). Đầu vào, còn gọi là các dữ kiện, là do hậu quả các tác động của môi trường trên hệ thống, còn đầu ra tức các kết quả là do tác động của hệ thống trên môi trường. Môi trường gồm những hệ thống nhỏ cấu tạo nên (thuỷ văn, khí hậu, thổ nhưỡng, thực vật..) và lại là thành phần cấu tạo của những hệ thống lớn hơn trong đó ta phải kể đến xã hội, kinh tế, chính trị, giáo dục v.v  và trong mỗi hệ thống này lại có những hệ thống phụ đan xen và tác động lên nhau. Vì có những tương tác như vậy nên cái toàn thể không giống tính chất của từng yếu tố hợp thành và cũng không phải là con số cọng của các yếu tố đó. (The whole is more than the sum of its parts). Sau đây ta thử điểm qua vài hệ thống có tác động trên môi trường.


2.1. môi trường và dân số 

Dân số Việt Nam tăng nhanh: năm 1954, toàn nước Việt chỉ có 25 triệu ngày nay, năm 2000, là 80 triệu. Theo thống kê, vào thời điểm 1999, dân số mỗi năm tăng 1.65%. Dù đã giảm nhiều từ 3% vào đầu thập niên 90, nhưng với nhịp tăng gia như vậy có nghĩa là cứ mỗi 42 năm, dân số sẽ tăng gấp đôi.

Vì diện tích đất đai không thay đổi nên mật độ dân số tăng lên rất nhanh. Năm 1921, chỉ 47 người/km2 thì nay đã 235 mgười/km2, đứng thứ 15 trên thế giới về mật độ dân số. Đến nay, tuy tỷ lệ sinh đã giảm từ 3,8 con xuống còn 2,3 con nhưng trong 10 năm tới, dân số Việt Nam vẫn tăng thêm trung bình 1 triệu người mỗi năm (Nguồn : Ủy Ban Dân số ) .
Riêng về đồng bằng sông Hồng với 11 tỉnh và diện tích tự nhiên là 1.478.256 ha, chiếm 4,46% diện tích đất cả nước nhưng dân số lại chiếm khoảng 22% dân số cả nước thì mật độ dân số lại càng rất cao với 1.124 người /km2.
Dân số cao với tài nguyên đất đai bị hạn chế đưa đến sử dụng nhiều phân bón, hoá chất bảo vệ thực vật, gia tăng phá rừng ngập mặn, gia tăng dùng nước sinh hoạt vào mùa khô khiến nước mặn đi sâu vào đất liền vào mùa khô tại khắp các vùng duyên hải từ Bắc chí Nam

Dân số tăng gây sức ép trên môi trường thiên nhiên như sơ đồ tóm lược dưới đây:

Như vậy, dân số tăng cao có nhiều hiệu ứng ngoại biên.

Nhà thơ Tú Xương trước đây cũng từng viết:

Phố phường chật hẹp người đông đúc

Bồng bế nhau lên nó ở non

– Dân số đông đòi hỏi năng lượng để nấu ăn, để đun nước, để tắm giặt.

– Dân số đông đòi hỏi có nguyên liệu để làm nhà cửa, làm bàn ghế.

– Dân số đông đòi hỏi nhiều nhà máy để sản xuất ra điện, ra vật liệu tiêu dùng.

– Dân số đông đòi hỏi xe cộ di chuyển đi làm

– Dân số đông đòi hỏi lương thực mà muốn có lương thực trên đất càng ngày càng ít dần thì phải dùng phân bón và muốn có phân bón lại phải có năng lượng và nguyên liệu từ sản phẩm dầu hoả và hơi đốt.

Như vậy, có mối tương quan mật thiết giữa dân số và môi trường. Dân số cao qúa sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường như sơ đồ ghi trên. Do đó, bảo vệ môi trường là phải kiểm soát sinh đẻ, sinh đẻ có kế hoạch, cần có chất lượng thay vì số lượng.. Nhưng dân số cũng lại liên hệ đến dân trí (trình độ hiểu biết, công dân) và dân sinh (nếp sinh hoạt, tăng gia chất lượng cuộc sống). Như vậy bài toán có tính cách đa chiều và giữa dân số, dân trí và dân sinh lại có thêm các quan hệ hữu cơ và tương thuộc lẫn nhau: dân trí cao, nếp sống cao sẽ làm dân số giảm xuống. Nhưng muốn nếp sống cao, thì phải có chương trình thực tế giúp người dân có thể giải quyết các nhu cầu cơ sở như nước uống, thực phẩm, chất đốt.. Giáo dục phụ nữ, nâng cao trình độ giáo dục của phụ nữ rất quan trọng cũng cần thiết để giảm dân số.

2.2 môi trường và sức khoẻ

Nếu môi trường với đất, nước, không khí bị ô nhiễm thì dĩ nhiên sức khoẻ con người cũng bị ảnh hưởng theo. Không khí ô nhiễm thì ta bị dị ứng. Nước ô nhiễm thì ta bị đau bụng.

·         ô nhiễm không khí

–         do ùn tắc giao thông của hàng vạn xe lưu thông trên đường phố. Dân đông nên xa lộ trước kia nay thành  như đường phố

–         do khói bụi các nhà máy công nghiệp sắt thép, than đá, ximăng v.v. Nhiều cơ xưởng xây trước kia ở ngoại ô thì nay do đô thị bành trướng lại nằm ngay trong thành phố tạo nên thêm ô nhiễm không khí. Các nhà máy không có thiết bị lọc bụi. Kèm theo bụi là khí SO2 gây tác động xấu đến sức khoẻ con người, gây các bệnh viêm kết mạc, co thắt phế quản, viêm mũi, viêm họng

·        ô nhiễm nước do nước thải sinh hoạt con người tại các khu dân cư và nước thải từ các cơ sở công nghiệp chưa dược xử lý thường được đổ thẳng vào kinh rạch, sông ngòi. Nhìn chung, có thể nói là các nguồn ô nhiễm bao gồm các nguồn điểm (point source) và diện (non-point source). Các nguồn điểm như hệ thống thoát nước, các kỹ nghệ như chế biến thực phẩm, dệt nhuộm, giấy, làng nghề với đúc đồng, tái chế biến kẽm v.v.còn các nguồn diện bao gồm các hoạt động nông nghiệp, các khu dân cư không tập trung, giao thông trên sông ngòi, các công trường xây dựng. Nước ngầm cũng bị ô nhiễm do sự rữa trôi phân hoá học, thuốc trừ sâu, nước thải sinh hoạt hoặc từ nước rò rỉ từ các bãi rác. Ô nhiễm nước trong sông rạch làm nhiều loại cá chết. Và như vậy số lượng nước có thể sử dụng cho sinh hoạt bị mất đi .

·        ô nhiễm đất. Vì diện tích đất nông nghiệp càng ngày càng giảm với dân số tăng gia nên nhiều nông dân không có việc làm ở nông thôn, đành phải di dân về các thành phố lớn, chui rúc trong các xóm nghèo, không đủ hạ tằng cơ sở vệ sinh, gây thêm ô nhiễm môi trường với cống rãnh bị ngập, bãi rác không chỗ chứa.  Với sự đô thị hoá, rác thải càng ngày càng trở nên trầm trọng vì bãi rác còn gây ô nhiễm không khí và nguồn nước vì nước mưa ngấm vào bãi rác tạo thành nước rò rỉ chứa các yếu tố độc hại gây ô nhiễm môi trường nước ngầm và đất,  chưa kể đó là nơi sinh đẻ ruồi muỗi, tăng thêm nguy cơ dịch bệnh thương hàn, dịch tả, lị v.v. Trong nông nghiệp, có thể kể sản phẩm thải bỏ các nhà máy thực phẩm đóng hộp, lò sát sanh, sản phẩm bài tiết của các trại chăn nuôi lớn. Trong công nghiệp, ngoài những rác thải thông thường như bao nilông, cao su, thủy tinh, ve chai, đồ kim loại, còn phải kể các rác thải nguy hiểm (hazardous wastes) như các chất dễ cháy, phóng xạ, chất nổ, các rác thải y tế như giây truyền máu, kim chích v.v…

Phân hoá học càng ngày càng được sử dụng nhiều để đảm bảo an toàn lương thực. Nhưng muốn giảm thiểu tác động lên môi trường, phải sử dụng cân đối, đúng lượng, đúng kỳ, hạn chế các tổn thất do bay hơi, rửa trôi.

Thuốc bảo vệ thực vật cũng giúp tăng sản lượng nông nghiệp nhưng nếu sử dụng qúa liều lượng sẽ gây nên nhiều hậu qủa: cá, tôm, tép trong ruộng bị giảm hẳn, cua, ốc, ếch, nhái, rắn cũng càng ngày càng hiếm. Ô nhiễm các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh ra ngộ độc rau cải .

Sau đây là vài hoá chất bảo vệ thực vật:

       Chủng loại hoá học                                            Ví dụ

Thuốc diệt trùng

Các hydrocacbon có chất Chlore               Aldrin, Chlordane, heptachlor, DBCP

Lân hữu cơ                                                   Diazinon, parathion, malathion, ethylparathion

Cacbamat                                                     Carbaryl, carbofuran, dithiocarb, aldicarb

Pyrethrin                                                      Permethrin

Thuốc diệt khuẩn

Benzimidazol                                               Benomyl, thiabenzazol

Thiocacbamat                                              Ferbam, maneb

Triazol                                                         Triadimefon. Bitertanol

Những cái khác                                             Sulfat đồng

Thuốc diệt cỏ

Acid phenoxyalkyl                                       2,4-D; 2,4 DB; 2,4,5-T; MCPA; MCPB

Triazin                                                          Atrazin, Simazin, Propazin

Phenylurea                                                    Diuron, Linuron, Bromacil

Cacbamat                                                       Butylat, vernolat, Thiobencarb

Nitrophenol                                                    Dinoseb

Acid aliphatic                                                 Dalapon

Dipyridyl                                                        Paraquat, diquat

Khi xịt các hoá chất trên cây thì chỉ một phần do cây hấp thụ còn lại bị rửa trôi trong đất, bị các giao chất sét hoặc các giao chất hữu cơ ngoại hấp và đó chính là lí do môi trường đất và nước cũng bị ô nhiễm .Hoá chất bảo vệ thực vật tại các nông dân được bảo quản rất tùy tiện , vứt bao ngoài kinh rạch. Số lượng, chủng loại thuốc bảo vệ thực vật đem ra bán có khi ngoài danh mục, hoặc bán thuốc cấm sử dụng, bán thuốc không đúng quy định. Nông dân thường sử dụng thuốc không đúng quy trình kỹ thuật về liều lượng, về thời gian cách ly gây thêm ô nhiễm môi trường cho đất và nườc. Nhiều khi, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản hay rau cải đưa đến tình trạng ngộ độc đe dọa đến sức khoẻ của người dân .


2.3 Môi trường và du lịch.  Việt Nam có nhiều hệ sinh thái rất đa dạng vì có vùng núi, vùng đồi, vùng đồng bằng và vùng biển. Mỗi vùng có những đặc điểm riêng khiến phong cảnh rất đa dạng . Với trên 50 sắc tộc rải rác ở miền núi có những nét đặc thù khác nhau, ta có thể kết hợp du lịch sinh thái lẫn du lịch văn hoá .Miền biển đa dạng từ vịnh, vũng, rừng ngập mặn, bãi cát dài, san hô v.v. có nhiều điều kiện thuận lợi cho du lịch nghĩ ngơi
Du lịch giúp tạo công ăn việc làm với hàng loạt dịch vụ kèm theo như ca kịch, chuyên chở, nhà hàng, thủ công nghệ, khách sạn v.v. và như vậy giúp bớt được áp lực dân số  trên tài nguyên thiên nhiên, giúp nông dân chuyển nghề nhanh chóng.
Nhưng để có một nền du lịch bền vững thì  môi trường cần được bảo vệ nghĩa là kinh rạch, sông ngòi không là nơi vứt bừa bãi mọi thải vật; bãi biển không phải nơi hứng chịu bụi bặm từ các cơ xưởng đóng tàu hay nhận nước thải các ống cống từ thành phố đổ ra; rừng không là nơi với xói lở bào mòn v.v.


2.4 Môi trường và tâm linh
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện nay như mạng lưới thông tin, như đô thị hoá, như vệ tinh nhân tạo, khiến cho cuộc sống vật chất đầy đủ hơn xưa:  điện khí hoá, cơ giới hoá, thông tin liên lạc dễ hơn bội phần nhưng với đô thị hoá như hiện nay, các mối liên lạc giữa người và người vốn bền chặt trong đại gia đình xưa kia càng ngày càng lỏng lẽo . Nhà văn Andrei Makine, có nói văn minh Tây phương hiện nay là một nền văn minh của bản hữu (civilisation de l’avoir) còn văn minh Đông Phương là một nền văn minh của bản thể (civilisation de l’ être). Nói khác đi, dù cuộc sống vật chất có đầy đủ trong nền văn minh Tây phương hiện nay nhưng vẫn thiếu một khoảng trống của linh hồn. Nhà thờ, giáo đường hiện nay tràn ngập bởi những vấn nạn như trên. Thất nghiệp, nghiện ngập, xì ke, ma túy ở học đường, tội phạm thiếu nhi, không biết bao nhiêu là vấn đề xã hội .

Con người trong môi trường đô thị sống  trong những cao ốc béton vô danh, đi làm trong tiếng động của hàng ngàn xe cộ trên đường phố, không tiếp xúc với ai, thường dễ bị rối loạn do sự thiếu hụt thiên nhiên.

Ngày nay khung cảnh thiên nhiên càng ngày càng nhỏ dần với sự phá rừng. Sự suy giảm diện tích rừng do dân số tăng, do di dân tự do bùng phát, đã làm suy giảm tài nguyên rừng, tác động xấu đến đa dạng sinh học gây nên hoang mạc, khiến đất đai bị mất phì nhiêu, lụt lội xảy ra liên tiếp hoặc hạn hán .  Và khi không còn thảm thực vật rừng thì khả năng tích nước cũng bị giảm và làm qúa trình bốc hơi nước từ mặt đất mạnh mẽ hơn, khiến cây cối không đủ nước để sinh trưởng

 Phá hủy thiên nhiên là phá hủy luôn con người vì con người sau những giờ làm việc suốt tuần cũng cần có không khí trong lành, nghe lại tiếng chim muông, tiếng suối reo, mặt trăng lên, nhìn mặt trời lặn, để tìm chất lượng của đời sống để có chỗ giảm bớt căng thẳng vốn là một nhân tố giết người nhiều nhất (stress killer). Stress có thể làm tăng huyết áp, rối loạn tiêu hoá, làm khả năng chống bệnh giảm đi, cũng như kéo theo một lô bệnh của thời đại: lo âu, buồn rầu vô cớ, rồi từ đó là trầm cảm.

Chính vì con người càng xa rời Thiên Nhiên nên hiện nay có trào lưu trở về với Thiên Nhiên để tìm được sự quân bình giữa tạo hoá và con người : du lịch sinh thái, làng Thiền, tu luyện Yoga v.v., chính là để phản ứng lại với nếp sống xa rời các chuẩn mực của thiên nhiên.  Những kỹ thuật thiền định dựa trên chánh niệm, ‘ở đây và bây giờ’, mục đích là giảm stress dựa trên Niệm (Mindfulness Based Stress Reduction ) dù là ngồi thiền, đi thiền, chính là làm dịu tâm thần để buông lỏng cơ thể càng ngày được nhiều người hưởng ứng.

Thực vậy, vào rừng, thở không khí trong lành, nhìn sao ban đêm, nhìn suối, nghe nước róc rách, bướm lượn nhởn nhơ, chuồn chuồn, nghe côn trùng rỉ rả, mặt trăng lên, sao đêm nở đầy trời, giúp ta tránh được các căng thẳng của cuộc sống máy móc đô thị, giúp ta quên đi những nỗi nhọc nhằn của thể chất và của tâm linh, ngỡ lòng mình là rừng, ngỡ hồn mình là mây (thơ Hồ Dzếnh) . Ta cũng thấy trước cảnh vật bao la của vũ trụ rằng  con người chỉ là một thành phần nhỏ bé  và từ đó cảm thấy khiêm tốn hơn ..

Mà khiêm tốn giúp cho con người đến đức tin chân thật và đức tin chân thật mới hướng dẫn con người đến được nơi có Thượng Đế ngự trị dễ đi vào nội tâm hơn, cõi lòng lắng xuống . Khi tâm yên lặng, ta mới biết cõi sâu thẳm của ta, mới biết những điều sâu kín ẩn náu trong nội tâm, biết mình hơn chứ không phải điều mà ta có thể tìm thấy trong sách vở.  Tôn giáo phát sinh do lòng sùng kính, do cảm thông không thể nghĩ bàn, bất khả tư nghị chứ không phải do sự bàn cãi lý luận. Con người, ngoài cái hướng ngoại như đọc sách, nghiên cứu khoa học, du lịch, thám hiểm cũng phải có chiều kích hướng nội nghĩa là quay vào cuộc sống nội tâm, suy nghĩ và trầm tư. Họ muốn hướng về sự an định nội tâm, an lạc, tìm lại sự thanh tản qua sự tu dưỡng tinh thần.

Từ ngàn xưa, con người cổ đại đã nhờ rừng mà tồn tại. Con người cổ sơ phải săn bắn trong rừng hoang, phải tìm cây rừng để chữa bệnh, phải hái lượm các tài nguyên trong rừng để tồn tại . Người Việt thuở xưa vì không chế ngự được thiên nhiên: gió, mưa, lụt lội, sấm sét, thú dữ nên tôn thờ mọi thần linh: thần lửa, thần mưa, thần gió ..Thần linh có mặt trong rừng, trên cây, khúc sông, thác nước ..cho nên thường có những lễ hội cầu trời, cầu thần linh phù trợ cho con người. Do đó con người tôn thờ cây như một cái gì linh thiêng, chứa đựng những linh hồn.. Rừng không phải chỉ là tài nguyên hay môi trường vật lý mà rừng là tâm linh, là cõi vĩnh hằng, là cõi sâu thẳm của nội tâm, là ‘một cõi đi về’.

Vào rừng, nghe gió thổi như là hồn người:
Một vùng cỏ áy bóng tà
Gió hiu hiu thổi một vài bông lau


Vào rừng, nhờ thư giãn, nhờ không khí trong sạch (không ô nhiễm không khí ), nhờ im lặng hùng tráng của thiền định (không ô nhiễm tiếng động) nên  thân, khẩu, ý dễ lắng dịu. Tâm có định thì thân mới an vì thân tâm là một .

Vào rừng thì con người thư giãn, thoải mái hơn, cởi mở hơn, từ đó tư tưởng có những ‘chỗ trống’ và chính các ‘chỗ trống’ giúp ta thâu nhận các ý kiến mới lạ. Nó giúp ta nghiệm thấy một cái gì mới mẻ khác, vượt ra ngoài các quan niệm thông thường. Nó nâng tâm thức ta lên một bình diện mới, một phạm thức mới (new paradigm).

Slow is beautiful ..để nhái lại tựa đề một cuốn sách nổi tiếng ‘Small is beautiful’ ! Con người ở thời đại công nghiệp này có tâm trí  luôn luôn bị động như robot suốt  ngày, làm việc lắp ráp các bộ phận trong dây chuyền sản xuất từ máy điện toán đến ráp xe hơi, máy bay, mọi công đoạn đều lớp lang, có thời lượng quy định. Con người không ai biết nhau, xong việc là về nhà. Tâm lý bị dồn ép. Sự tiến bộ kỹ thuật từ nhiều thập niên gần đây với sự tăng tốc, cái gì cũng Express, nào là ExpressPost, Fast food, Café Express..làm phá vỡ cấu trúc các xã hội cổ truyền, lối sống.

Thế giới thay đổi qúa nhanh, con người không kịp thích nghi với các chuyển biến của thời đại sinh ra mất thăng bằng về tâm lý . Do đó, trước đây người ta nói không bệnh tật là sức khỏe. Ngày nay, quan điểm về sức khỏe đã mở rộng hơn vì sức khỏe phải gồm 3 phần: sức khỏe cơ thể: khỏe mạnh; sức khỏe tâm thần: vui đời, lạc quan; sức khỏe xã hội: hòa hợp với xã hội, cộng đồng

Ta không thể mua cảnh mặt trời lặn Ta mua gạo, bánh mì để sống, còn cuộc đời, sự  tự do, cảnh đẹp của tạo hoá ..,  là free. Con người cũng cần không khí trong lành, sự im lặng, một thành phố không bạo lực, nhiều thì giờ nghỉ ngơi.

Tóm lại phải tiến đến một sự tương quan sâu xa giữa người và vũ trụ, một mối liên hệ chân chính với thiên nhiên, tìm lại  niềm yêu thương lặng lẽ của đất,  những giọt sương mai lấp lánh,  bớt  dục vọng để tinh thần thảnh thơi như Nguyễn Công Trứ đã viết:
Người ta ở trong phù thế
Chữ vô cầu là chữ thiên nhiên (Nguyễn Công Trứ )

Các học thuyết Đông Phương luôn đề cao thiên nhiên : Khổng giáo với quan niệm gắn bó Thiên- Địa- Nhân; Lão giáo với quan niệm Vô Vi có nghĩa không làm gì trái với thiên nhiên ; Phật giáo  với tâm từ bi với mọi sinh vật v.v.

3. Các vấn nạn môi trường

Các vấn nạn môi trường có thể kể: phá rừng; thoái hoá đất; thiếu nước ngọt vào mùa nắng; lạm thác các tài nguyên sinh học; mặn hoá; sa mạc hoá v.v. Với sự sưởi ấm toàn cầu, nước biển sẻ dâng lên cao làm ngập lụt các vùng thấp duyên hải tại châu thổ sông Hồng cũng như châu thổ Cửu Long. Ngoài ra, nước biển dâng cũng tác động tiêu cực đến các thành phố có cao độ thấp Biến đổi khí hậu còn tạo thêm nhiều bão lụt, triều cường, đe dọa đến an ninh lương thực.

3.1 phá rừng: Rừng Việt Nam bị đốn phá qúa mức do nhiều yếu tố như dân đông, du canh, lạm thác rừng . Rừng là nơi cản bớt sự xói mòn đất, giúp làm chậm giòng chảy nước tràn, giúp điều hoà nguồn nưóc, bảo toàn đa dạng sinh học, cải tạo môi trường đất, có tác dụng nâng cao độ phì nhiêu của đất .. Với sự phá rừng, các nơi trú ẩn của các loài động vật hoang dã càng ngày càng nhỏ dần nên chim muông, thú hoang càng ngày càng hiếm..Đồi trọc càng ngày càng nhiều:

Khổ chi phận em cha chả là cam phận khổ

Lên non đốn củi, đụng chỗ đốn rồi !

Xuống sông gánh nước

Đụng chỗ cát bồi, khe khô!

Phá rừng nên chim không còn nơi trú ẩn, vắng hẳn tiếng hát líu lo của chim; nhiều loài thực vật biến hẳn do phá rừng và nhiều loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng như cọp, nai, voi v.v.

Hiện nay, nhiều vùng như vùng Tây Bắc (Sơn La, Lai Châu) rừng chỉ còn khoảng 10% tổng diện tích đất đai tự nhiên, trong khi tỷ lệ che phủ các vùng núi cao đầu nguồn phải cao (50-70%) mới bớt được lụt lội . Tại miền Trung, các dòng sông thường ngắn và có một lưu vực hẹp. Với sự phá rừng đầu nguồn, nước lụt lên rất nhanh.  Lũ lụt thường đến bất thình lình và thay đổi tùy năm.. Có lúc mưa bão gây ra một lượng mưa rất lớn, có thể vài trăm mm trong 24 giờ . Ảnh hưởng của dãy núi cũng gây ảnh hưởng.  Một phần thì rặng núi gần đồng bằng, mặt khác, núi có triền dốc rất lớn, nên vận tốc của dòng chảy cũng rất mạnh. Do đó cần tăng khả năng chứa nước của các hồ chứa ở miền núi (không phá rừng thượng nguồn !) để làm chậm thời gian lụt về miền hạ lưu.

3.2 thoái hoá đất

Dưới danh từ thoái hoá đất, có thể gom lại các vấn nạn như  sa mạc hoá,  bờ biển bị xâm thực, đất dốc bị xói mòn, sụp lở bờ sông v.v

·         sa mạc hoá: Tại nhiều vùng duyên hải miền Trung, cát bay đã khiến nhiều ruộng vườn bị cát che lấp. Chính vì cát bay, nên diện tích đất nông nghiệp bị giảm đi mỗi ngày và chi phối đến cảnh nghèo đói các làng duyên hải.

·        đất dốc bị xói mòn: Vì nước ta nhiều đồi núi hơn đồng bằng và hơn nữa, phần lớn núi đồi lại là đồi trọc ít cây cối, do du canh nương rẫy, thêm vào đó là vũ lượng rất lớn nên đất bị xói mòn nặng nề.  Xói mòn phụ thuộc vào nhiều thông số như chiều dài của độ dốc, độ dốc nhẹ hay nặng, độ che phủ thực vật. Xói mòn trên các lưu vực sẽ làm các hồ chứa nước bị lắng tụ rất nhanh và làm lòng sông cạn dần, khiến lưu lượng nước chảy ít đi..Xói mòn còn làm đất nghèo thêm vì làm mất đi các cation kiềm và kiềm thổ; giảm các chất dinh dưỡng như đạm, lân, kali; giảm chất hữu cơ khiến dung lượng hấp thu và độ no bazơ giảm . Đất đồng bằng ngày nay đã gần tới bảo hoà vì bị nhiều sức ép do đô thị hoá, kỹ nghệ hoá nên trong tương lai, chính các loại đất dốc, đất đồi sẽ là trọng tâm của sản xuất nông nghiệp.

·        sụp lở bờ sông: Nạo vét sạn cát qúa sức lòng sông với những phương pháp máy nổ sẽ làm cho lòng sông sâu xuống, tạo thành nhiều vực nguy hiểm và gây cảnh sụp lở nghiêm trọng làm cho nhiều vườn tược ven sông sẽ đổ xuống dòng sông. Chân bến bị khoét nên nhiều bến nước bên bờ sông là chỗ người dân sinh hoạt sẽ không sử dụng được.  Như vậy nhiều đập chắn cũng có thể bị vỡ, nguy hiểm tính mạng dân chúng.

·         thiếu nước ngọt vào mùa nắng: Mùa nắng, lưu lượng các dòng sông thường không nhiều và thêm tưới nước ruộng đồng cho hoa màu nên nước biển xâm nhập sâu lên thượng nguồn, làm nước sông bị nhiễm mặn, gây trở ngại cho sinh hoạt vì dân không có nước ngọt. Thêm vào đó, đất phù sa ven sông cũng bị nhiễm mặn không trồng trọt được.

·        lạm thác các tài nguyên sinh học: Vì sự phá rừng nên đa dạng sinh học cũng bị mất theo . Ngoài ra, vì tập trung qúa nhiều vào đánh cá ven bờ, không có ngư thuyền đánh cá xa bờ nên tài nguyên cá dễ bị cạn kiệt. Do đó, phải xác định mức độ khai thác, chọn vùng khai thác để bảo tồn các sinh vật biển có giá trị đang là đối tượng khai thác như rùa biển.

4 . Bảo vệ môi trường .

Như vậy, ta đã thấy các ảnh hưởng tiêu cực của sự ô nhiễm môi trường sống. Vậy làm thế nào để giảm thiểu các tác hại ?

Bảo vệ tài nguyên rừng: 

 Có thể kết hợp trồng rừng và cây ăn qủa ở nơi đất tốt để vừa có hiệu qủa kinh tế nhanh, cao và không làm hại môi trường,  kết hợp giữa việc xây dựng các công trình chống lũ với việc trồng rừng để làm chậm nuớc lụt..

Bảo vệ rừng cũng có nghĩa tăng cường giáo dục về môi sinh, chống nạn cháy rừng, trồng thâm canh hoa màu lương thực tại các thung lũng để giảm bớt sức ép trên các đất dốc; đó là chưa kể giáo dục nâng cao dân trí để chương trình kế hoạch hoá sinh đẻ thực hiện hiệu qủa hơn hoặc tái chế biến giấy báo, sách củ, giấy bìa  thay vì đốn thêm rừng làm bột giấy..

 Bảo vệ tài nguyên nước:

Vào mùa mưa, Viet Nam bị nhiều thiên tai, gió bão phá hại mùa màng, nhà cửa và sinh mạng. Vậy để giảm thiểu, cần kết hợp giữa việc xây dựng các công trình chống lũ như đê điều, đào kinh ..với việc trồng rừng để làm chậm nuớc lụt. Vào mùa nắng, rất nhiều nơi lại thiếu nước vì tưới hoa màu và do đó, nước mặn có cơ xâm nhập sâu hơn vào đất liền. Bảo vệ tài nguyên nước không phải chỉ là nước mặt mà còn khai thác hợp lý các nguồn nước ngầm, đảm bảo chất lượng nước ngầm.

Bảo vệ tài nguyên đất:  

Trong hơn 33 triệu hecta toàn nước Việt thì 70% là đất đồi núi trong đó nhóm đất đỏ vàng (thuộc nhóm Acrisols) chiếm nhiều nhất .Phần lớn đồi núi lại là đồi trọc vì rừng bị đốn phá trồng cây lương thực . Vì vậy cần bảo vệ tài nguyên đất đồi bằng nông lâm kết hợp nghĩa là trồng cây lương thực với cây rừng hoặc với cây công nghệp lâu năm như chè, cà phê, cao su v.v.mục đích tạo thảm cây xanh  che phủ đất để chống khô hạn. Nếu cọng thêm các biện pháp công trình (bực thềm, hố..), xây dựng các hồ chứa nước để điều tiết lượng nước tưới thì đất đai sẽ bớt bị thoái hoá.. Tại các vị trí thuận lợi thì  xây dựng các hồ chứa nước để dự trữ nước tưới, nuôi cá để tận dụng tài nguyên. Ven hồ trồng cỏ để chăn nuôi . Vì tài nguyên đất nông nghiệp càng ngày càng ít do dân số tăng do đó không nên dùng đất phì nhiêu ở đồng bằng vào việc xây cất khu kỹ nghệ, nhà cửa mà chỉ nên sử dụng các loại đất xấu. Đất hẹp, người đông mà nếu đất không được sử dụng hợp lý thì con người tự làm hại đến mình: đất thoái hoá thêm,  gây ảnh hưởng dây chuyền đến an toàn lương thực, nông dân nghèo thêm.

Bảo vệ môi truờng không khí: 

 Muốn bảo vệ môi trường không khí thì phải trồng nhiều cây xanh ven đường, sân chơi, phải có nhiều công viên trong thành phố, quanh các khu kỹ nghệ, giảm bớt hút thuốc lá  trong nhà hay tại các khu công cọng; sử dụng phương tiện công cọng chuyên chở . Các biện pháp vật lí như sử dụng các thiết bị lọc và làm sạch khí thải từ các nhà máy (thiết bị lọc bụi, thu khí xoáy, lắng tĩnh điện..).

Các năng lượng mới như năng lượng sức nước, sức gió, Mặt Trời cũng là các năng lượng ít ô nhiễm. Những nhà máy khí sinh (biogas) nhỏ, rẽ tiền, dùng chất thải của người và động vật để nấu nướng, thắp sáng. Gió, dòng suối con có thể sản xuất điện ở các vùng xa, vùng sâu . Năng lượng mặt trời để sưởi nước nóng về mùa đông, để chạy máy bơm nước, sưởi ấm nhà cửa

Bảo vệ môi trường biển:

Bảo vệ môi trưòng biển có nghĩa là chỉ khai thác phần lời, cụ thể là phải đảm bảo cho các loài sinh vật có thể tiếp tục sinh sản và phát triển; bảo vệ các nơi các sinh vật sống, đẻ ; khai thác đúng kỹ thụật, không dùng mắt lưới  qúa nhỏ. Hiện nay nước ta tập trung qúa nhiều vào đánh cá ven bờ, không có ngư thuyền đánh cá xa bờ nên tài nguyên cá dễ bị cạn kiệt. Ngoài ra, phải xác định mức độ khai thác, chọn vùng khai thác để bảo tồn các sinh vật biển có giá trị đang là đối tượng khai thác như rùa biển.. Những dải rừng ngập mặn là nơi nhiều loài tôm cá có giá trị sinh sôi nẩy nở vì ở đấy khi lá cây rụng xuống bị vi sinh vật phân hủy  tạo thức ăn cho sinh vật; ngoài ra dải rừng này có khả năng chống gió bão . Khi các giải rừng này mất đi, đất bị khô thiếu nước ngọt thì đất sẽ bị xì phèn, tạo nên thêm đất phèn. Do đó nhiều quai đê lấn bển đưọc tạo ra để có thêm đất khai khẩn nhưng chỉ vài năm sau, đất lại bị bỏ hoang vì đất bị phèn. Có những nơi phá rừng ngập mặn để nuôi tôm nhưng nhiều nơi đắp bờ bao nên đất không đưọc ngập nưóc: độ pH của dất do đó giảm thấp làm nhiều sinh vật chết làm đất bị bỏ hoang, không nuôi tôm được nữa. Đó là chưa kể đến nguồn nước bị ô nhiễm khiến tôm bị dịch bênh chết hàng loạt .

5. Phát triển bền vững 

Phát triển bền vững (sustainable development) là sự phát triển không những để thoả mãn các thế hệ hôm nay mà còn cho những thế hệ mai sau cũng còn thừa hưởng được tài nguyên của tạo hoá. Phát triển bền vững là một vấn đề liên ngành vì nó liên quan đến nhiều thông số của trái đất : giáo dục, kinh tế, dân số, an toàn lương thực, bảo vệ môi sinh; do đó tiếp cận nhiều chiều kích  nhằm tìm toàn bộ các khía cạnh văn hoá, môi sinh, kiến thức bản địa, kinh tế .. để cứu xét vấn đề, ngày nay đã trở nên thông thường.

Cần để ý có bốn loại hình trong sự bền vững:

·         bền vững về con người (human sustainability)

·         bền vững về xã hội (social sustainability)

·         bền vững mặt kinh tế (economic sustainabillity)

·         bền vững môi sinh (environment sustainability ).

 Bốn loại hình này tác động hỗ tương với nhau, nghĩa là cần có những khoa học liên ngành để tạo sự hỗ trợ cho nhau trong một viễn kiến toàn bộ (integrated).

·         bền vững về con người  là đầu tư vào giáo dục, chăm lo sức khoẻ, sinh đẻ an toàn. Yếu tố con người, từ công nhân lành nghề  đến người quản lý, nhà khoa học.. trở nên vô cùng quan trọng vì một kế hoạch, một dự án dù hay nhưng có thể trở thành ít kết quả, ít hiện thực nếu con người thực hiện kém khả năng chuyên môn, thiếu lãnh đạo tính (leadership), giáo điều, không linh hoạt với điều kiện địa phương, với trình độ của mỗi tộc người ..

·        bền vững về kinh tế là chú trọng đến phát triển kinh tế trên sự tôn trọng các tài nguyên, khai thác các tài nguyên tái tạo như gió, mặt trời, nước, thủy triều, thay vì than đá, dầu hoả vì các loại này sẽ cạn kiệt trong tương lai. Năng lượng gió của Việt Nam có nhiều tiềm năng vì mùa hè, dọc theo miền Trung có gió Lào, mùa thu và đông thì có gió từ biển thổi vào. Các phó sản nông nghiệp như vỏ trấu, bả mía, vỏ cà phê cũng là nguồn năng lượng sinh khối tái tạo

·        bền vững về kinh tế có nghĩa là tăng trưởng trên căn bản  không lạm thác tài nguyên,  chỉ  khai thác phần gỗ tăng trưởng hằng  năm mà thôi (total allowable cuts ), chứ không được đụng chạm vào phần vốn rừng và suy rộng ra, vốn  đất, vốn nước . Nói khác đi, trong bền vững kinh tế, ta phải chú ý đến vấn đề liên thế hệ (intergenerational), vì phần vốn phải để dành cho các thế hệ mai sau. Một nền nông nghiệp bền vững phải hướng tới sự đa dạng (nhiều giống cây trồng), sự hài hoà (tôn trọng môi sinh) và phong phú (qũy gen dần dà eo hẹp lại với sự chuyên canh cao độ)

·        bền vững về  xã  hội là chú trọng đến người nghèo, người thất nghiệp sao cho xã hội có ‘bộ mặt con người’, nhân bản, không quá chênh lệch. Bền vững xã hội có nghĩa phải có tương thân tương ái, không tham nhũng, thượng tôn luật pháp, tôn trọng các giá trị nhân bản.

·        bền vững về môi trường là bớt ô nhiễm, duy trì đa dạng sinh học, không khai thác cạn kiệt nguồn nước mặt, hay hạ mực nước ngầm hoặc làm nhiễm bẩn nguồn nước sinh hoạt, không làm đất bị xói mòn thêm. Làm giàu thêm môi trường như thiết lập các khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh học, công viên quốc gia, khu bảo tồn đất ngập nước, trồng cây gây rừng, nông lâm kết hợp v.v.

Cả bốn loại hình bền vững trên đều liên quan chặt chẽ với nhau; không thể chỉ phát triển kinh tế mà lơ là bảo vệ môi trường; không thể chỉ phát triển kinh tế mà loại trừ xã hội các nhóm người nghèo khó. Phát triển kinh tế mà môi trường ô nhiễm, thân tâm biến loạn, phân hoá giàu nghèo quá đáng, bệnh siêu vi  HIV tràn lan, nói cách khác không đoái hoài đến các nan đề xã hội thì chưa có thể gọi là phát triển bền vững. Thực vậy, sự phát triển kinh tế với vô số xe cộ gây ùn tắc giao thông, tạo ô nhiễm không khí, lại làm tăng chi phí cứu chữa những người mắc bệnh vì nạn ô nhiễm không khí.

6. Kết luận

Ngày nay, môi trường sống của nước ta bị nhiều chấn thương quan trọng với đủ loại ô nhiễm (đất, nước, không khí) , đủ loại suy thoái (phá rừng, sa mạc hoá , mặn hoá ..) .

Cái rối loạn sinh thái này, các nhà khoa học gọi là một en-tro-pi sinh thái (ecological entropy) . Nó do nhiều nguyên nhân: cơ chế pháp lý còn lỏng lẻo nên mới có lâm tặc, sa tặc, thạch tặc; dân đông nên diện tích đất nông nghiệp càng ngày càng giảm.

Cũng y hệt như tiền trong trương mục ngân hàng, con người của thế hệ hôm nay chỉ có quyền sử dụng phần lời, đừng đụng chạm đến phần vốn, vì vốn (vốn đất, vốn rừng, vốn nước…) phải dành lại cho các thế hệ mai hậu.

Trái đất này là của chung, mọi việc đều liên quan đến nhau: khí dioxyt cacbon trên khí quyển là một khí không biên giới; bầu không khí O3 (ozone) là không biên cương. Nó không tuân thủ các ranh giới hành chánh của các chính phủ .Môi sinh có thể nhìn dưới dạng vĩ mô hay vi mô . Trên cương vị vĩ mô, đó là trái đất, là một xứ, trên phạm vi vi mô đó là một quả đồi, một thung lũng, một dòng sông, một cái hồ.

Trái đất này là Một, một không có nghĩa là 1, 2, mà là toàn thể (holism, do chữ whole)

Đó cũng là luận thuyết GAIA. Gaia là một từ ngữ Hi Lạp cổ về nữ thần của Trái Đất Ngày nay, người ta sử dụng danh từ này để mô tả một hệ thống trong đó đại dương, khí quyển, khí hậu và vỏ trái dất được điều chỉnh lẫn nhau dể có sự sống: vũ trụ này là một thực thể sống động tương tác với những dòng chảy năng lượng luân lưu.

Quan niệm Gaia với Trái Đất-Quê Hương buộc ta có một cái nhìn tổng thể, cái nhìn Huyền đồng. Trên hành tinh này, vạn vật nương nhau mà sống: cái này có vì cái kia có, vì mọi hệ sinh thái đều là những hệ thống mở, nghĩa là có trao đổi vật chất và năng lượng giữa chúng: rừng cây sống là nhờ đất, đất phóng ra các dưỡng liệu nuôi cây là nhờ nước; nhưng nếu không có lửa của mặt trời thì không có quang hợp và cây sẽ chết.

Như vậy rõ ràng là mọi thực tại đều phụ thuộc lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau. Trong vũ trụ, không có chủ thể, không có khách thể tồn tại một cách độc lập và cũng không có sự tách biệt giữa thế giới người và thế giới sự vật. Vạn vật tạo thành một nhất thể  như sơ đồ trên .

Như vậy, Trái Đất này không chỉ là một hành tinh vật lý cộng với một bầu sinh quyển cộng với một nhân loại mà là một tổng thể phức tạp có tính vật lý/ sinh lý/ nhân loại. Giáo dục  cho mọi người về sự cần thiết của niềm đồng cảm giữa người và vũ trụ, tình gắn bó giữa con người với thiên nhiên để con người yêu thêm thiên nhiên, tạo vật, tìm lại mây trời hiền hoà, màu xanh của nước và của  núi rừng, nói theo danh từ thời đại là green awareness. Giáo dục cho mọi người các vấn đề nóng bỏng của thời đại, các vấn nạn môi sinh, sự bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ qũy gen (gene pool), phát triển bền vững, các ảnh hưởng qua lại của các yếu tố môi sinh và từ đó thấy sự cần thiết có một sự hài hoà giữa dân số và thiên nhiên, hài hoà giữa thiên nhiên  và phát triển kinh tế, một sự hài hoà mà chính hệ thống triết học Á Đông luôn luôn đề cao.

Thái Công Tụng


Thư tịch

S.Rahmstorf và Hans J. Schellnhuber . Khí hậu biến đổi . Nhà xuất bản Trẻ  2008

Philippe Bontems và Gilles Rotillon . Kinh tế học môi trường (Économie de l’environnement) . Nhà xuất bản Trẻ 2007

Trần Đăng Hồng . Ảnh hưởng của hiện tượng hâm nóng toàn cầu lên tỉnh Khánh Hoà .

Thái Công Tụng .Natural environment and land use in South Viet Nam .Agricultural Research Institute Ministry of Agriculture . Republic of Viet Nam 1971

Thái Công Tụng .Thổ Nhưỡng học đại cương  . Nhà Xuất bản Lửa Thiêng Saigon 1971

Thái Công Tụng .Major soil groups in South Viet Nam and their management . Institute of Agricultural Research Republic of Viet Nam 1972

Sinh thái học và môi trường . Nhà xuất bản Giáo Dục. Bộ Giáo dục và Đào Tạo 1999

Từ điển bách khoa nông nghiệp . Trung tâm Quốc gia Biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam 1991

Thái Công Tụng. Démographie, développement économique et considérations environnementales. Vietnamologica số 1 1995. Centre de Vietnamologie Canada

Thái Công Tụng. Đất, nước,và các vấn nạn môi sinh tại các đồng bằng duyên hải miền Trung Vietnamologica số 3 1998 . Centre de Vietnamologie Canada

Thái Công Tụng .Châu thổ Cửu Long: môi trường thiên nhiên và môi trường văn hoá.  Định Hướng số 20 Mùa Thu 1999 Trung Tâm Văn hoá Nguyễn Trường Tộ

Thái Công Tụng . Việt Nam: môi trường và con người ( sách được Giải thưởng Hội Quốc Tế Y sĩ Việt Nam tự do) . Trung Tâm Việt Nam học Canada 2005 

Thái Công Tụng .Nước và con người.   Đi Tới số 46 tháng 6 năm 2001

Thái Công Tụng .Vài khía cạnh môi sinh trong văn học Việt Nam .Định Hướng số 22. Mùa xuân năm 2000 Trung Tâm Văn Hoá Nguyễn Trường Tộ

Thái Công Tụng . Sinh thái học dưới góc nhìn Tam giáo: Nho, Phật, Lão . Định Hướng số 53 Mùa Thu 2008 . Trung Tâm Văn hoá Nguyễn Trường Tộ

Thái Công Tụng  . Đất và con người . Định Hướng số 55 Mùa xuân 2009 . Trung Tâm Văn hoá Nguyễn Trường Tộ

Miền Đông Nam Phần và  miền Châu thổ Cửu Long: môi trường thiên nhiên và môi trường nhân văn

Thái Công Tụng

1. Tổng quan

Bài tham luận này bàn về các sắc thái của miền Đông Nam phần (MĐNP) và miền Tây Nam phần (dưới đây gọi là đồng bằng sông Cửu long, viết tắt là ĐBCL).

Miền Đông Nam phần gồm các tỉnh như sau, từ Tây sang Đông: Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước (tức Bình Long và Phước Long củ), Đồng Nai (tức Biên Hoà và Long Khánh củ), Bà Rịa-Vũng Tàu (tức Phước Tuy củ) và một thành phố lớn: Saigon.

Sau đây là diện tích các tỉnh MĐNP:

Tên các tỉnhDiện tích (km2)
Bình Dương (Thủ Dầu Một)2 719
Bình Phước (Đồng Xoài)6 814
Tây Ninh4 030
Đồng Nai (Biên Hòa)15 872
Bà Rịa-Vũng Tàu2 047

Còn đồng bằng sông Cửu long ( ĐBCL) gồm 12 tỉnh như sau, từ bắc xuống nam và từ đông sang tây: Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre, An Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Kiên giang, Cần Thơ, Sóc trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.

Sau đây là diện tích các tỉnh ĐBCL:

Tên các tỉnhDiện tích (km2)
Long An (Tân An)4 355
Đồng Tháp (Cao lãnh)3 391
An Giang (Long xuyên)3 493
Tiền Giang (Mỹ Tho)2 377
Bến Tre2 225
Vĩnh Long1 487
Trà Vinh2 363
Cần Thơ3 022
Sóc Trăng3 138
Kiên Giang (Rạch giá)6 358
Bạc Liêu2 485
Cà Mau5 204

Những hải đảo phải kể đảo Phú Quốc, đảo Thổ chu trong vịnh Thái lan cũng như đảo Côn Sơn và quần đảo Trường Sa ở biển Đông.

2. Các sinh hệ chính

Sau đây là các sinh hệ chính:

2. 1. MĐNP

Diện tích tự nhiên của MĐNP là 3 351 100ha. MĐNP gồm những vùng đất cao, dễ thoát nước, có cao độ trung bình 50-150 mét và gồm các đất phù sa cổ sinh phần lớn là đất xám bạc màu (Bình Dương, Tây Ninh, Long Thành, Biên Hoà) và đất đỏ có nhiều ở Gia Kiệm, Bình Long, Phước Long…

Trong MĐNP, còn có vài hòn núi nhô lên như núi Bà Đen ở Tây Ninh, núi Châu thới gần Biên Hoà và núi Chứa Chan (dân địa phương gọi là núi Gia Ray) cao 839 mét gần Xuân Lộc. MĐNP, ngoài người Kinh, còn nhiều sắc tộc thiểu số như người Mạ, Cho-ro, Rag Lai, Tày, Thái, Dao (3 sắc tộc này di dân tự do các năm gần đây), Sê-tiêng, Châu-ro, Mơ-rông.

2. 2. ĐBCL

Diện tích tự nhiên của ĐBCL là 3 900 000 ha nghĩa là rộng gấp 3 lần đồng bằng sông Hồng, nếu tính riêng đất trồng trọt bằng 37% của cả nước.

ĐBCL là vựa lúa lớn của cả nước vì năm 1998 đã sản xuất được trên 15 triệu tấn gạo. Khác với đất cao ở MĐNP, ĐBCL trái lại gồm toàn đất thấp, khó thoát nước, nên kinh rạch ngổn ngang. Cao độ trung bình 4-10 mét và gồm những loại đất phù sa, đất phèn, đất mặn ven biển; trong ĐBCL còn có vài hòn núi nhô lên như Núi Sam, núi Sập phía nam Châu Đốc. ĐBCL, ngoài người Kinh, còn có người Khơ-me (Trà Vinh, Sóc trăng, An Giang) và người Chăm vùng Châu Đốc.

Qúa trình trầm tích trong các môi trường khác nhau như nước mặn, nước lợ và nước ngọt nên có hình thành cũng 3 cấu trúc hình thể là vùng duyên hải, vùng đồng trủng phèn chua và vùng đồng lụt phù sa, đó là chưa kể các núi vùng Châu Đốc. Từ đó, có thể chi tiết hoá thêm về các sinh hệ như sau:

a-Vùng đất phù sa nước ngọt ven sông Tiền, sông Hậu và giữa 2 sông này: 1. 2000. 000 ha, chiếm gần 30% diện tích.

b-Vùng thềm phù sa cổ dọc biên giới Việt-Cambodia: 3%

c-Vùng đồng bằng ven biển có:

vùng ven biển cao: 700 000 ha, chiếm 18% diện tích ( phù sa nhiễm mặn ven biển Đông như Trà Vinh, Càng long, Mỏ Cày, Bình Đại, Chợ Gạo, Bến Lức, Cần Giuộc.

– vùng ven biển thấp, còn gọi vùng trũng trung tâm bán đảo Cà Mau, có 648 000 ha chiếm 17%.

vùng trũng ven biển tức vùng rừng U Minh có gần 200 000ha chiếm 5%.

vùng ven biển ngập triều có 216 000 ha chiếm 5. 4% diện tích ĐBSCL.

d-Vùng trũng có:

– vùng trũng Đồng Tháp Mười có 414 000 ha chiếm 10. 4% diện tích.

– vùng trũng Hà Tiên có 217 500 ha chiếm 3. 5% diện tích.

e- Vùng núi và đồi thấp tức vùng Thất sơn có 417 000 ha.

Như vậy, ta thấy ngay hai đơn vị khác nhau về mặt đất đai, khí hậu và từ đó sử dụng đất đai cũng khác nhau: nếu MĐNP trồng caphê, cây điều, caosu thì ĐBCL cây lúa là cây trồng trọt chính, ngoài ra có vài nơi chuyên canh cây ăn trái tạo nên cái thường gọi là văn minh miệt vườn.

Tuy tài nguyên thiên nhiên cả hai miền nói trên (tài nguyên đất, nước, khí hậu) khá dồi dào, nhưng mức sống dân chúng, đặc biệt vùng nông thôn, còn nghèo nàn vì GNP trung bình cho mỗi người trong mỗi năm chỉ trên dưới 300 USD mà thôi.

3. Lịch sử hình thành địa chất

Muốn tìm hiểu lịch sử vùng đất đề cập đến trong bản tham luận này, ta hãy đi ngược lại dòng địa chất để từ đó hiểu tại sao có các giồng biển (giồng Trà Vinh, giồng Ông Tố…), tại sao có những vùng phèn rộng lớn và vùng mặn của ‘quê hương em đất mặn đồng chua… ’

Trải qua một cuộc bể dâu…

Lịch sử địa chất miền châu thổ Cửu long, so với nhiều vùng khác của dất nước ta, thì còn non trẻ lắm. Tuy nhiên cần tìm hiểu lịch sử địa chất của đồng bằng, trong bối cảnh chung của toàn vùng.

a/. Móng đá nguyên thủy

Móng đá nguyên thủy (socle originel) gồm các phiến thạch và sa thạch thời đại Trung sinh (mésozoique) ở đồng bằng Nam bộ. Vào đệ tứ kỷ, phía đông của đồng bằng này được nâng lên cùng lúc với các rặng núi nam Trung bộ. Trong khi đó, phía Tây đồng bằng lại bị lún sâu xuống, tạo ra một vịnh có nhiều đảo nhỏ. Bờ biển củ của vịnh này chạy dài từ Battambang đến Kratie (Kratie trên sông Mekong ở Cao Miên). Cùng lúc có sự nâng lên của MĐNP thì macma bazan phun lên, với tuổi đời còn non trẻ, tuổi Pleistocen muộn-Holocen sớm bao phủ các phù sa cổ vừa được nâng lên. Các đá hoa cương tạo ra các núi Chứa Chan (858m), Bà Rá ở Phước Long (736m), Núi Bà Đen (936 mét) ở Tây Ninh.

Lớp phù sa cổ sinh cũng như các phún xuất bazan bao phủ lớp này kéo dài đến Kompongcham và Kratié. Đồng bằng châu thổ (plaine deltaique) được hình thành tại các vùng sụt võng quan trọng theo các đứt gãy sâu vào cuối đệ tam, đầu đệ tứ kỷ (pliocène-pleistocene) tạo ra 1 châu thổ củ.

b/. Biển tiến, biển lùi trong kỷ đệ tứ.

Trong bốn kỷ địa chất thì kỷ Đệ Tứ quan trọng nhất vì sự xuất hiện của loài người và trong kỷ này, nhiều đồng bằng phù sa xuất hiện. Có 2 giai đoạn Pleistocene và Holocène trong kỷ Đệ Tứ này.

Chỉ kể trong kỷ Đệ Tứ này, đã có đến 4 thời kỳ băng giá, mỗi thời kỳ lâu cả 100 000 năm, xen lẩn các thời kỳ tan băng mà mỗi thời kỳ lâu chừng 15 000 năm. Lúc băng giá lần cuối (thứ tư), thể tích nước bị co rút lại và mực nước biển bị hạ xuống (biển lùi hoặc biển rút). Vùng châu thổ Cửu long trước kia là một vịnh biển; chỉ sang kỷ thứ tư, thời Pleistocene, trên 1 triệu năm trước đây, có thời kỳ băng giá, nước biển xuống sâu đến hơn 120 mét. Do đó bờ biển Vietnam lúc bấy giờ không phải là bờ biển hiện nay vì lúc đó, miền Châu thổ Cửu long dính liền với Indonesia.

Sau thời kỳ băng giá lần cuối, cách đây 12 000 năm, tức đầu thời kỳ Holocen, thời kỳ tan băng hiện nay khởi đầu với nhiệt độ tăng dần trong Bắc bán cầu…

Lúc tan băng, các khối băng giá rất dày bắt đầu rút về miền Bắc cực, tạo nên những suối, sông bào mòn cảnh quan tạo ra các bực thềm…; trong giai đoạn tan băng thời Holocen, mực nước biển dâng lên vì nước các khối băng hà tan ra ( biển tiến). Trong giai đoạn này, mực nước biển dâng lên, nhiều ngọn núi trong Vịnh Bắc bộ bị bao vây bởi nước dâng cao thành các hòn đảo như rải rác trong vịnh Hạ Long ngày naỵ Biển lấn vào giữa đảo Hải nam và Bắc bộ tạo ra vịnh Bắc Bộ còn ở phía nam thì lấn vào đến tận Biển Hồ ở Campuchia và tạo ra vịnh Nam bộ có bờ biển chạy dài từ Battambang đến miền Đông Nam phần như Hố Nai, Trảng Bom hiện nay. Đồng bằng hoá thành vùng biển và đầm lầy, nên có nhiều đất hữu cơ, nhiều than bùn do xác thực vật bị vùi lấp, nén chặt dưới các lớp bồi tích mới (than bùn vùng U Minh); người cổ phải từ từ di chuyển lên các vùng đồi núi như Miền Đông Nam phần hiện naỵ Thực vậy, trong đất đồng bằng, từ 80-150 cm, hiện ra những vết tích của các sinh vật bể xưa còn để lại (vỏ sò, ốc, hàu…).

c/. Sự hình thành châu thổ: rút lui của biển và trầm tích phù sa.

Sau một thời gian tồn tại ở mức cao 4-5 mét như mực nước biển cổ ở vùng đá vôi Hà Tiên cho thấy rõ, biển bắt đầu rút, lúc đầu ở độ cao 3 mét và sau đó dừng lại lâu hơn ở mức cao 2 mét (Fontaine 1972). Người cổ theo nước rút mà xuống đồng bằng, ở các giồng ven biển tức các cồn cát duyên hải hay các giồng ven sông Tiền, sông Hậu. Vịnh Rạch Giá -nguyên là cửa sông Hậu ngày trước-lúc bấy giờ còn ăn xa vào đất liền.

Châu thổ Cửu long trước kia nằm dưới biển chỉ mới dần dần lồi ra khỏi mặt biển chừng 6000 năm nay mà thôi, nghĩa là thời kỳ Holocen muộn ( thời kỳ Holocen khởi đầu 10 000 năm trước công nguyên). Móng đá nguyên thủy trồi trụt là nguyên nhân làm thay đổi mức độ bồi tích của phù sa vốn rất lớn do sông ngòi chở đến. Nơi nào móng đá nâng lên thì lượng trầm tích phù sa ít đi, nhưng lại có diện tích trải rộng như bán đảo Cà Mau; nơi nào móng đá sụt lún thì lượng trầm tích phù sa rất nhiều nhưng bờ biển không tiến ra xa được như những giồng cát tăng trưởng khít nhau dọc miền Bến Tre, Gò Công, Trà Vinh cho thấỵ

Những phù sa cận đại có tuổi rất trẻ (quãng 2000 năm) và nằm giữa và dọc 2 nhánh sông Cửu long là do quá trình bồi phủ của các trầm tích do các trận lũ lụt đưa đến; càng xa sông, lớp phù sa càng mỏng dần. Do đó, ở các vùng xa sông, các trầm tích của các đầm mặn cổ rộng lớn thời kì đầu Holocen sẽ không bị che phủ nữa nên mới có những vùng đất phèn rộng lớn ở tả ngạn và hữu ngạn sông Cửu long.

Các chỗ trũng rộng lớn tức là dấu vết của các vùng biển sau khi biển rút đi như Đồng Tháp Mười, U Minh đều có một lượng lưu huỳnh khá lớn hình thành từ trầm tích hỗn hợp đầm lầy biển hay sông biển là nguồn sản sinh phèn ở ĐBSCL.

Trầm tích phù sa cổ (pleistocène) nằm dưới trầm tích phù sa mới (holocène) và chỉ lộ ra ở những địa hình cao; nói cách khác, trầm tích phù sa mới phủ phần lớn diện tích phù sa cổ và chiếm phần lớn diện tích Đồng tháp Mười.

Thực vậy, trong châu thổ hai sông Vàm cỏ ở Bến Lức, sâu chừng 7-8 mét, ta gặp lớp laterit thuộc phù sa cổ, còn ỏ Tân an, lớp laterit này sâu 15-20 mét.

d/. tóm tắt

Như vậy, theo lịch sử địa chất, ta có:

– móng đá nguyên thủy.

– phù sa cổ sinh được nâng lên, cùng lần với phún xuất bazan.

– một phần phía Tây bị lún xuống, tạo ra một vịnh biển.

– phù sa Cửu long bồi đắp trên vịnh biển, cùng với sự rút lui của mực nước biển để tạo thành châu thổ Cửu long ngay nay.

Lô xô đá dựng giữa dòng Trị An! Lúc này, tôi đang đứng giữa lô xô đá Trị An để cảm kích, suy tư về đá. Hai trăm triệu năm về trước, sóng biển Đông còn vỗ dưới trời Trị An! Một trăm tám mươi triệu năm cách ngày nay, nền móng đầu tiên của mảnh đất dưới chân tôi hình thành-đá phiến Lias thuộc hệ Jura!

Trải qua bao kỳ trồi trụt, thăng trầm của đất và nước, qua bao triều đại đá và núi lửa, đất Trị An nổi lên sông và rừng, nổi lên người và sử, nổi lên đạo lý và văn hiến, nhấn chìm đá. Rồi đá, xương cốt của đất đai, lăn vào da thịt, đùng đùng nổi lên thác sôi réo!

Đá nổi xôn xao Hoài Tố Hạnh

4. Khí hậu

Miền Nam khác với miền Bắc là không có sự phân mùa theo nhiệt độ vì nhiệt độ trung bình vừa khá cao (trên 25 độ), vừa ít biến thiên. ; nhiệt độ luôn luôn thích hợp cho cây trồng. Miền Nam chịu ảnh hưởng gió mùa tây nam: mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và nhiệt độ tháng nóng nhất là 29 độ (tháng 4) và mát nhất là 25 độ (tháng 12). Tuy nhiên cũng có hai miền khí hậu chính khác nhau tùy theo MĐNP hay ĐBCL.

41. MĐNP

Khí hậu MĐNP vì tiếp giáp với cao nguyên Nam Trung phần nên mưa nhiều hơn và sương mù gần núi nhiều hơn. Saigon có vũ lượng trung bình cả năm khoảng 1 900 mm.

42. ĐBCL

Tuy mùa mưa xảy ra vào mùa hạ nhưng lượng nước mưa rất thay đổi theo năm ( có năm lũ lụt, có năm không), theo vùng: miệt Rạch giá Cà Mâu thì mùa mưa bắt đầu sớm hơn, vào cuối tháng 4, còn những nơi khác, lần lượt từ đầu đến giữa tháng 5. Thực vậy, miền Cà Mau vì gần xích đạo và chịu ảnh hương gió mậu dịch (trade wind) bắc xích đạo nên khí hậu vừa mưa nhiều hơn (2 400 mm, thay vì 2 000mm ở các nơi khác) với số ngày mưa cũng lớn hơn (160 ngày thay vì 140 ngày).

Miệt Gò Công và lân cận mưa thường bắt đầu cuối tháng 5, đầu tháng 6. Ngay trong mùa mưa cũng có số ngày không mưa (7-8 ngày) gọi là tiểu hạn. Khác với miền Trung, lũ lụt ở đây không phải do mưa tại chỗ mà là do mưa thượng nguồn từ trên Lào hay Kampuchea đổ xuống; do đó có khi ĐBCL dang bị hạn, ít mưa mà lại bị lũ!

Nhái theo truyện Kiều, lũ kia ‘cũng có ba bảy đường, có khi biến, có khi thường’: có khi không nhất thiết lũ lớn mà bị thiệt hại nhiều, lũ nhỏ bị thiệt hại ít; mức độ thiệt hại còn phụ thuộc vào thời gian xuất hiện lũ và thời gian kéo dài của mực nước đỉnh lũ. Lũ xuất hiện sớm hơn bình thường sẽ gây thiệt hại cho lúa hè thu. Lũ có thể lớn (mực nước đỉnh tại Tân châu, điểm đầu nguồn trên sông Tiền trên 4. 5 mét), nhưng lũ xảy ra đúng lúc thì không gây nhiều thiệt hại.

Thời kỳ hạn mặn và nước kiệt: hạn mặn từ tháng 12 đến nửa đầu tháng 3, tiếp theo hạn lớn đến trung tuần tháng 4 và trong mùa mưa cũng có hạn đầu tháng 8. Lũ lụt thường xẩy ra tháng 9-10.

5. Đất đai

5. 1 Đất đai MĐNP

MĐNP nhìn chung khá bằng phẳng, có 3 dạng địa hình: địa hình núi thấp (Núi Bà Đen, núi Chứa Chan), địa hình đồi lượn sóng, có cao độ từ 20-150 mét và địa hình đồng bằng. Các loại đất MĐNP có thể liệt kê như sau:

5. 1. 1 đất xám trên phù sa cổ sinh

Đất xám ở MĐNP chiếm 1 156 000 ha, phân bố ở các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai. Đây là những loại đất nghèo chất hữu cơ, mức thủy cấp thường sâu, khả năng giữ nước kém, nghèo dinh dưỡng. Ngoài hoa màu phụ như đậu phụng, lúa rẩy, còn gặp các cây ăn trái như mảng cầu, mít, cây kỹ nghệ như điều… Các loại đất này được phân loại trong nhóm đất Acrisols (FAO).

5. 1. 2 đất đỏ

Đất nâu đỏ trên đá bazan thường gặp ở tỉnh Đồng Nai (Xuân lộc, Gia kiệm), Bình Long, Phước Long (Lộc ninh, Phú Riềng). Diện tích đất đỏ quảng 547 000 ha. Đất đỏ phì nhiêu hơn đất xám, sức giữ nước tốt hơn. Trên đất đỏ, ta thường gặp cây cao su, cây cafe, cây điều và cây tiêu. Phân loại trong nhóm Ferralsols.

5. 1. 3 đất đen trên đá bazan

Loại đất này rất phì nhiêu vì có khả năng trao đổi cation và độ no bazơ rất cao (nhóm Luvisols). Đặc biệt có nơi trên miệng núi lửa còn có đất đá bọt (Andosols).

5. 1. 4 đất phù sa

Đất phù sa gặp ven các dòng sông như sông La Ngà, sông Đồng Nai, sông Saigon, sông Bé (Fluvisols).

5. 1. 5 đất gley

Đây là các đất nằm trong các thung lũng rộng, dùng trồng thuốc lá, trồng rau cải, có thủy cấp cạn, không xa lớp đất mặt (Gleysols).

5. 2 Đất đai ĐBCL

Với diện tích tự nhiên của miền đồng bằng sông Cửu Long là gần 4 triệu ha, các nhóm đất chính được phân phối như sau:

Bảng 1. Phân phối diện tích các loại đất miền CTCL

đất cát43 318 ha1.10%
đất mặn744 547 ha19.10%
đất phèn1 600 263 ha41.10%
đất phèn tiềm tàng421 867 ha-10.70%
đất phèn hoạt động1 178 396 ha(30.1%)
đất phù sa1 184 857 ha30.40%
đất lầy và than bùn24 027 ha0.60%
đất xám134 656 ha3.50%
đất đỏ vàng2 420 ha0.06%
đất xói mòn8 787 ha0.20%

Xem vậy, có nhóm đất phù sa, đất phèn và đất mặn đã chiếm hơn 90% diện tích đất ĐBSCL; các nhóm đất khác chỉ chiếm một diện tích rất nhỏ.

5. 2. 1 đất cát giồng

Các loại đất cát giồng được thành lập do sóng biển và gió dồn cát lại mà thành. Giồng có địa hình cao hơn các đơn vị trầm tích khác kế cận. Những giải đất giồng chứng tỏ đó là những bờ biển ngày xưa, nay ở trong sâu vì châu thổ tiến dần ra biển. Có thể gặp nhiều giồng dưới dạng những hình vòng cung song song với bờ biển, rải rác ở các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh (huyện Cầu Ngang, Trà Cú…). Càng gần biển thì tuổi các giồng cát càng trẻ hơn. Đất giồng thường cao ráo nên là nơi có tập trung nhiều làng mạc.

Đặc điểm của đất cát giồng là có tầng cát vàng; tuổi tuyệt đối của các giồng này dưới 6 000 năm.

5. 2. 2 đất mặn

Nhóm đất mặn có diện tích 744 547 ha, đứng thứ ba sau đất phèn và đất phù sa. Những đất mặn ở dưới rừng ngập mặn, bị ngập nước triều quanh năm; ngoài ra cũng có những đất mặn không bị ngập triều mà chỉ bị mặn trong mùa khô, thường có cao độ 0. 5-0. 8 mét. Đất mặn gặp các vùng duyên hải như ở huyện Bình Đại, Thạnh Phú, Ba Tri tỉnh Bến Tre, ở huyện Cầu Ngang, Trà Cú tỉnh Trà Vinh và dĩ nhiên các huyện tỉnh Cà Mau.

5. 2. 3 đất phèn

Nhóm đất phèn chiếm nhiều diện tích nhất và có thể gặp:

– vùng Đồng Tháp Mười

– vùng Tứ giác Long Xuyên; đất phèn được hình thành trên các trầm tích ở các cửa sông, vào giai đoạn biển lùi thời kỳ Holocene muộn, với các sản phẩm trầm tích đầm lầy nước lợ, giàu hữu cơ và có chứa một lượng lưu huỳnh khá lớn: đó là các điều kiện để thành hình đất phèn. Căn cứ vào tầng sinh phèn, tầng phèn và độ sâu xuất hiện của những tầng này trong phẫu diện đất, người ta phân biệt:

a/ đất phèn tiềm tàng là những đất chỉ có tầng sinh phèn trong phẫu diện đất, có vật liệu chứa phèn giàu sulfit, nguồn gốc phát sinh ra chất phèn trong đất và ở những vùng ngập nước sâu nhất và lâu nhất. Trong suốt quá trình trầm tích, các điều kiện yếm khí, sự hiện diện của thực vật ngập mặn đã tạo ra phèn ở dạng tiềm tàng. Phân loại đất đai gọi là Sulfaquents (Proto Thionic Fluvisols)

b / đất phèn hoạt động: một khi quá trình thoát thủy xảy ra, đất bị oxyhoá nên tầng pyrit chuyển dần thành tầng jarosite màu vàng rơm (sét cứt chuột), có pH dưới 3. 5. Phân loại đất đai gọi là Sulfaquepts (Orthi Thionic Fluvisols) Khi phèn bốc lên đất mặt mà màu trắng, nông dân gọi là phèn lạnh; khi nổi váng đỏ vì có chất sắt nhiều thì họ gọi là phèn nóng. Đất phèn hoạt động:

– ở trên địa hình cao hơn đất phèn tiềm tàng.

– thoát thủy nhiều hơn.

– đất chua hơn (pH thấp hơn).

Hàm lượng phèn biến đổi theo thời gian và không gian; thực vậy, nước phèn di chuyển từ vùng cao đến vùng thấp trũng, kéo phèn xuống tích tụ ở các rốn phèn tức những lòng chảo, hứng phèn của các vùng cao xung quanh. Trong mùa mưa, nước lôi phèn xuống các rốn phèn, liên tiếp dồn phèn xuống làm cho dung dịch phèn ngày càng đậm đặc nên các vùng này phải bỏ hoang. Hướng sử dụng các rốn phèn là kinh doanh lâm nghiệp (tràm) vừa cung cấp than củi, ong mật và nên tránh trồng các loại hoa màu trên các vùng rốn phèn.

5. 2. 4 đất phù sa được hình thành dọc theo các dòng sông lớn như sông Tiền, sông Hậu. Phù sa ven sông thường ở địa hình cao hơn là các phù sa ở xa sông; độ cao của các bờ sông phụ thuộc vào lượng phù sa và chế độ thủy văn của sông. Ta có thể phân biệt:

đất phù sa địa hình cao có thể trồng lúa 2-3 vụ hoặc lúa+màu.

đất phù sa địa hình thấp thường ngập nước và chua.

Các loại đất phù sa mới được hình thành cách đây chỉ khoảng 6 000 năm nay và không có lớp laterit hoặc sạn sỏi. Có giá trị lớn về mặt nông nghiệp: cây ăn trái, rau cải, hoa màu.

5. 2. 5 đất than bùn

Nhiều ở rừng U Minh, giàu lớp hữu cơ. Hiện nay, nhiều rừng tràm bị đốt cháy nên lớp hữu cơ cũng bị mất đi và do đó diện tích đất hữu cơ càng hẹp dần.

5. 2. 6 đất xám

Đất xám trên phù sa cổ (địa hình cao) thường gặp tại các vùng ranh với biên giới Campuchia như Mộc Hoá, Hồng Ngự, Đức Huệ… Trong đất loại này, có lớp laterit dưới sâu. Tuổi tuyệt đối dùng phương pháp C14 quãng 40 000 năm.

6. Thủy lợi

6. 1. MĐNP

MĐNP có các dòng sông sau đây chảy qua: sông Đồng Nai, sông Bé, sông Saigon. Sông Đồng Nai là con sông phần lớn trong lãnh thổ Vietnam, chỉ dài 480 km, phát nguyên từ cao nguyên Lâm viên Dalat và sau khi chảy qua cao nguyên Lâm Đồng, thì chảy vào MĐNP. Sông Đồng Nai, với lưu lượng 485m3 /giây (Trị An) có nhiều phụ lưu như sông La Ngà, sông Bé, sông Saigon. Sông Đồng Nai, chảy qua thành phố Biên Hoà, gặp sông Saigon tại Nhà Bè nên có câu ca dao:Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định Đồng Nai thì về

Sông Bé, phát nguyên từ cao nguyên M’nong, chảy qua tỉnh Bình Phước (Bình Long, Phước Long) và đổ vào sông Đồng Nai, có lưu lượng trung bình 264 m3 /giây (Phước Hoà).

Trên thượng lưu sông Saigon ở Tây Ninh có hồ nước thủy lợi Dầu Tiếng, rộng 27 000ha, có sức chứa 1. 5 tỷ m3 có khả năng tưới cho cây trồng, cho nước sinh hoạt, nước công nghiệp. Sông Saigon, lưu lượng nhỏ hơn 2 sông kia, với 85m3 /giây (Thủ Dầu một), chảy qua Bình Dương và đổ vào sông Đồng Nai ở gần Nhà Bè. Cửa sông chính của sông Đồng Nai là cửa Cần Giờ và Vàm Láng.

Về nước ngầm, vùng đất xám (Tân Uyên, Bến Cát) có nguồn nước dồi dào, độ sâu khai thác 30-70 mét, lưu lượng 15-20 lít/giây, chất lượng nước tốt. Các nơi có địa hình thấp trũng có nước cao áp. Vùng đất đỏ nguồn nước ngầm trữ lượng không lớn, độ sâu khai thác 50-100 m, lưu lượng 3-5 lít /giây, chỉ sử dụng phục vụ sinh hoạt và tưới diện tích nhỏ.

6. 2. ĐBCL

6. 2. 1. Nhận xét tổng quát

Đồng bằng này bằng phẳng với mạng lưới sông ngòi, kinh rạch ngổn ngang làm cho toàn vùng đều chịu ảnh hưởng của thủy triều hình thành những loại hình nơi mặn, nơi chua, nơi cả mặn lẫn chua, nơi bị ngập lụt và phèn nặng.

Nông dân có vô số từ ngữ để gọi kinh rạch: ngoài các chữ thông dụng như sông, ngòi, mương, lạch, kênh, bàu, ao, hồ, v. v còn có thêm rạch, xẻo, ngọn, rọc, lung, láng, bưng, biền, đầm, đìa, trấp, vũng, trũng, gành, xáng.

Môi trường sông nước với thủy triều lên xuống cũng có nhiều từ ngữ: ngoài chữ nước lớn (thủy triều dâng) và nước ròng (thủy triều hạ), còn có nước giựt, nước bò, nước nhảy, nước đứng, nước nằm.

6. 2. 2. Các sông chính

6. 2. 2. 1 Sông Vàm Cỏ.

Sông Vàm Cỏ có 2 nhánh:

Vàm Cỏ Đông, còn gọi là sông Bến Lức, dài 300 km, phát nguyên từ bên Campuchia, chảy xuống Trảng bàng, Gò Dầu đến khu vực nhà máy đường Hiệp hoà, qua kinh Cầu An Hạ rồi chảy ngang qua cầu Bến Lức.

Vàm Cỏ Tây

cũng phát nguyên từ bên Campuchia chảy qua Mộc Hoá đến Thủ Thừa rồi chảy qua cầu Tân An, gần châu thành Tân An. Cả 2 sông này gặp nhau ở phía đông quận Tân Trụ rồi dòng sông mở rộng để nhập vào sông Nhà Bè, đổ ra cửa Soài Rạp (cửa Vàm láng).

6. 2. 2. 2 Sông Cửu long và các kinh rạch

Sông Cửu Long rất dài, -4200km- và đã chảy qua nhiều xứ duyên hà như Nam Trung Hoa, Miến Điện, Ai Lao, Cao Miên trước khi vào lãnh thổ miền Nam Việt nam; khi chảy đến tỉnh Kompong Cham của Cao Miên thì dòng sông không đủ chuyển tải lưu lượng mùa lũ nên nhiều vùng của hai nước Miên-Việt bị ngập lụt, kéo dài 2-4 tháng. Đến Nam Vang, dòng chảy ấy hoà nhập với một nhánh lớn là sông Tonlesap nối với Biển Hồ. Hồ này có sức chứa trong mùa lũ đến 80 tỷ m3 nước. Lưu lượng trung bình của sông Cửu long là 10 700 m3/giây; vào mùa lụt cao, có khi lên đến 53 000m3/giây. Vào mùa kiệt, vào tháng 3-4, lưu lượng chỉ còn 2000 m3/giây.

Ngay điểm hợp lưu với sông Tonlesap trên đất Cao miên, sông Mekong chia làm 2 nhánh: nhánh chính ở phía đông đi về Neak Luang chảy vào địa phận Viet Nam ở Tân Châu, được gọi là sông Tiền và nhánh phụ phía Tây là sông Bassac đổ về Châu Đốc, được gọi là sông Hậu. Cả 2 dòng sông chảy ra biển bằng 9 cửa sông, dân gian ví như 9 con rồng nên mới có tên là Cửu long.

Sông Tiền, chảy qua các thị trấn như Sadec, Vĩnh Long và đổ ra biển bằng 4 sông và 6 cửa là:

* sông Mỹ Tho, chảy ngang qua Mỹ tho và ra biển bởi Cửa Tiểu và Cửa Đại.

* sông Ba lai, chảy qua tỉnh Bến Tre, ra biển bởi cửa Ba lai.

* sông Hàm luông, chảy qua tỉnh Bến Tre và ra biển bởi cửa Hàm luông.Cửa Hàm luông sông sâu sóng cả
Em thương anh nhiều mà chả dám theo
Thương anh đâu quản hiểm nghèo
Ngặt vì một nỗi, anh có con mèo theo sau.

* sông Cổ chiên chảy giữa 2 tỉnh Bến Tre và Trà Vinh ra biển bởi 2 cửa là Cổ chiên và Cung hầu.

Sông Hậu, chảy qua các thị trấn như Châu Đốc, Long Xuyên và Cần Thơ và đổ ra biển qua 3 cửa sông là cửa Định An (về phía tỉnh Trà Vinh), Bassac (Ba thắc) và cửa Trần Đề (phía tỉnh Soc Trăng).

Nối liền giữa 2 sông Tiền và sông Hậu có nhiều kênh đào như kinh Vĩnh an (ở Châu Đốc), sông Vàm Nao (ở An Giang), kênh Lấp Vò (Vĩnh Long), sông Măng thít (Trà Vinh).

Còn riêng trong đồng bằng cũng còn có nhiều kênh đào khác quan trọng đóng góp vào sự lưu thông hàng hoá cũng như trị thủy. Đó là:

* kinh Vĩnh Tế (nối Hà tiên với Châu đốc).

* kinh Rạch giá-Long xuyên.

* kinh Phụng hiệp (Cà mâu-Cần thơ).

* kinh Cà mâu-Bạc liêu.

* kênh Xà no (Vị thanh-Cần thơ).

Ngoài sông Cửu long, trong đồng bằng còn có vài dòng sông khác như:

* sông Gành hào, Đầm dơi, Bồ đề (thuộc Cà Mau) và sông Mỹ thanh chảy ra biển Đông.

* sông Cái bé và Cái lớn chảy ra vịnh Rạch Giá.

* sông Trèm trèm, sông Ông Đốc chảy ra vịnh Thái lan.

Chế độ thủy văn của sông Cửu long khác nhau tùy mùa mưa hoặc mùa nắng:

vào mùa mưa, nhờ có Biển Hồ nên nước dòng sông chỉ dâng lên từ từ và nhờ vậy, đồng bằng ít bị lụt; giống lúa nổi trồng các vùng An Giang, Kiên Giang có thể thích nghi với mực nước dâng chậm; tuy nhiên những năm mưa trên thượng lưu lớn, lưu lượng sông Cửu Long 40 ngàn m3/ giây, thì châu thổ bị ngập nước. Thời gian ngập lụt thường kéo dài từ tháng 7-8 đến tháng 11-12. Những vùng trũng như Đồng Tháp Mười thì lụt lâu hơn và bắt đầu sớm hơn. Trong vòng 30 năm qua, đồng bằng này bị nhiều lũ lụt lớn (1961, 1966, 1984, 1991, 1994). Với người nông dân, lũ lụt là tai hoạ nhưng cũng là tài nguyên. Nhờ lũ lụt, sông Cửu long kéo dài tuổi trẻ, ruộng đồng rửa sạch phèn, được thêm lượng phù sa màu mỡ và được mùa cá tôm quanh năm.

vào mùa khô thì nước trong Biển Hồ lại đổ từ từ ra dòng chính cho đến hết tháng 12, đem theo muôn vàn cá con về miệt Cao Lãnh, Sadec, Long Xuyên, Châu Đốc làm giàu thủy sản nước ngọt ở đây; tuy nhiên khi lưu lượng sông nhỏ hơn 2000m3/ giây, – trong khi nhu cầu nước cho sinh hoạt châu thổ trong khoảng thời gian này là 4 tới 5 ngàn m3 /giây và nhu cầu ấy dự trù tăng gấp đôi vào giữa thế kỷ 21, – thì nước ngọt bắt đầu khan hiếm và khi dòng chảy sông đã yếu, nước biển theo thủy triều lấn sâu vào phía nội địa, các vùng ven biển bị nhiễm mặn không thể lấy nước cho trồng trọt được. Hiện nay nước mặn đã xâm nhập khá sâu vào nội địa rồi: đó là trường hợp nhiều vùng ở Sóc Trăng, Bến Tre, Gò Công vào mùa nắng, lưu lượng nước sông ít, nước triều biển Đông xâm nhập sâu vào nên các vùng này bị nhiễm mặn, không sản xuất lúa được.

Chất lượng của nước

Trong ĐBCL, có 4 loại nước khác nhau:

– Nưóc ngọt, nước phèn, nước lợ, nước mặn.

– Nước phèn là nước chứa nhiều sắt và nhôm, có nồng độ acid lớn nên không uống được.

– Nước lợ (nước chẻ hai) là nước pha giữa nước ngọt và nước mặn.

– Nước mặn là nước gần vùng cửa biển chứa nhiều clorua natri (ClNa).

Vào mùa nắng, lưu lượng dòng sông thấp nên nước mặn từ các cửa biển vào sâu trong nội địa hơn mùa mưa.

Thủy triều

Củng như nhiều nơi trên thế giới, miền biển châu thổ Cửu long có 2 thủy triều lên và 2 thủy triều xuống trong 24 giờ ( chế độ bán nhật triều), còn miền biển Bắc bộ chỉ có một lần thủy triều lên và một lần thủy triều xuống (chế độ nhật triều). Đó là vì có nhiều yếu tố khác như dạng bờ biển, chiều sâu đại dương.

Nước lên-nước xuống chi phối đời sống dân ven biển. Một chu kỳ biến động của mực nước-từ lúc nước biển rút xuống đến mức tối đa đến lúc nước biển lên cao đến mức tối đa kéo dài 15 ngày và được gọi là một con nước. Như vậy, mỗi tháng có 2 con nước.

Tuy miền châu thổ Cửu long có chế độ bán nhật triều (biển Đông) nhưng biên độ triều của hai lần không đều nhau: ta có nước lớn cao, nước lớn thấp, nước ròng cao, nước ròng thấp; như vậy, ở đây mỗi ngày 24 giờ có 1 lần nước lớn cao, một lần nước lớn thấp, một lần nước ròng cao, một lần nước ròng thấp. Nhìn nước lớn, nước ròng, nhìn cuộc đời sớm còn, tối mất, người ta ca rằng:Bìm bịp kêu nước lớn anh ơi
Buôn bán không lời, chèo chống mỏi mê.

Trước khi đổi con nước, dòng sông ngưng hẳn, gọi là nước đứng:

Nước không chưn sao kêu bằng nước đứng
Cá không giò sao gọi con cá leo?

Mực nước thủy triều có ảnh hưởng lớn đến đồng bằng, từ chuyên chở trên sông rạch đến nông nghiệp. Nước triều cao sẽ dễ dàng lấn sâu vào nội địa và làm nhiễm mặn nước sông và đất đai. Tại vùng châu thổ Cửu Long, ảnh hưởng của thủy triều có thể lên đến Nam Vang, còn nước mặn ảnh hưởng nhiều vùng duyên hải như Bến Tre, Long An, Trà Vinh, Soc Trăng, Cà Mau…

7. Thảo mộc thiên nhiên

7. 1 MĐNP

MĐNP trước kia có nhiều loại rừng như cây dầu, cây bằng lăng, cây sao, gỏ nhưng nay bị đốn phá nhiều để trồng hoa màu, do sức ép dân số

7. 2 ĐBCL

Phải kể cây tràm (Melaleuca) vùng U Minh. Vào mùa khô, trái tràm rụng xuống đất và đến mùa mưa, cây tràm con đã lên xanh tốt. Cây tràm nhỏ và thấp hơn cây đước và thân cây thường vặn vẹo không thẳng đứng như cây đước. Những cây thân tương đối thẳng thì dùng làm cột nhà, cây tràm dùng làm cọc chống lún rất bền chắc. Gỗ tràm dùng làm cột nhà mà không bị mọt mối phá hư. Hoa tràm có vị thơm và nhụy hoa ngọt nên loài ong thường đến hút nhụy làm mật. Rừng tràm là nơi ẩn náu nhiều loài chim, cá đồng, chưa kể các động vật như trăn, rùa, khỉ, heo rừng. Rừng ngập mặn ven biển thì có cây đước (Rhizophora) phát triển rất nhanh tại các bãi bồi còn sình lầỵ Cây đước làm cột nhà, cắm trụ đáy trên các sông và ngoài biển khơi. Gỗ đước còn dùng làm mái chèo. Ngọn, nhánh đước dùng làm củi và thân cây đước dùng để hầm than: có hàng trăm lò than đước ở huyện Năm Căn ( Cà Mau). Vỏ đước dùng để nhuộm chài lưới và là nguyên liệu chế tanin phục vụ cho ngành thuộc da. Cây bần (Sonneratia acida), cây dừa nước (Nipa fruticans) mọc theo bờ kinh rạch. Cỏ bàng (Leipironia) dùng làm đệm. Những vùng đất bồi ngập mặn có lác dùng để dệt chiếu.Đồng Bến Tre nhiều bưng nhiều lác
Đường về Ba Vát, nặng chĩu sầu riêng
Anh ra đi ba bốn năm liền
Sao không ở lại kết bạn hiền với em.

8. Sử dụng đất đai tại MĐNP và ĐBCL

8. 1 Sử dụng đất dai MĐNP

Trong các cây kỷ nghệ, có thể gặp cây cà phê, cây điều, cây caosu. Cây cà phê, thường trồng trên đất đỏ có giá trị xuất cảng rất lớn vì giá trị 1 tấn hạt cà phê tương đương với 10-12 tấn gạo. Cà phê chủ yếu trồng là cà phê vối (robusta) trồng ở Xuân Lộc, Bình Long, Phước Long trên đất đỏ.

Cây điều, còn gọi là điều lộn hột (Anacardium occidentale), được trồng để lấy hạt vì nhân hạt là 1 thực phẩm thơm ngon có giá trị xuất cảng cao: giá hạt điều thô hiện nay quảng 1 000 USD /tấn và giá nhân hạt điều ăn liền 6 000USD/ tấn. Trung bình 5 tấn hạt điều thô chế biến được 1 tấn hạt điều ăn liền. Tuy nhiên hiệu qủa kinh tế của cây điều không cao nếu so sánh với các loại cây ăn trái hay cà phê nên xu thế trồng điều bị giảm mạnh. Caosu có nhiều MĐNP vì trước đây, nhiều công ty cao su đã thiết lập các đồn điền. Tại MĐNP, có nhiều loại cây ăn trái như: chôm chôm (rambuttan), măng cụt (mangoustan), bưởi (bưởi Biên Hoà), mảng cầu dai (Vủng Tàu), sầu riêng (durian).

8. 2 sử dụng đất đai ĐBCL

Khi nói đến nông nghiệp miền châu thổ sông Cửu long, là ta nghĩ ngay đến lúa, vì lúa là nông sản chính trên các chân ruộng ở đây: lúa mùa, lúa nổi, lúa trồng mùa khô v. v. Cũng có những tiểu vùng nhiều vườn cây ăn trái, làm nên cái ta thường gọi là ‘văn minh miệt vườn’.

8. 2. 1 Lúa

Miền ĐBCL là vựa lúa của Viet Nam và cũng có thể nói vựa lúa của thế giới vì chính từ ĐBCL mà gạo được sản xuất nhiều nhất ở Viet Nam để tiếp tế cho miền Trung, miền Bắc và Saigon và cũng để xuất cảng sang các xứ Á châu (Phi luật Tân, Indonesia), Phi châu…

Lúa được bố trí tùy theo điều kiện đất đai, thủy lợi nên có thể có nhiều thời vụ như lúa mùa, lúa Đông Xuân, lúa Hè-Thu. Biện pháp canh tác lúa chủ yếu là sạ (gieo vãi), chứ không cấy như xưa, trong đó biện pháp sạ ướt (hạt giống được ngâm ủ cho nảy mầm, sau đó gieo trên đất dã được dánh bùn kỹ) chiếm ưu thế.

a/ Lúa mùa

Đây là lúa mùa mưa ; vụ lúa này thường bắt đầu từ tháng 5 và thu hoạch tháng 10-11 cho đến tháng 1-2 năm sau. Tùy điều kiện thủy lợi, nông dân dùng giống lúa mùa sớm (thời gian sinh trưởng 140-150 ngày), lúa mùa chính vụ (180-200 ngày) và giống muộn (230-250 ngày). Những chổ ngập sâu thì cấy lúa muộn, chỗ ruộng ngập cạn, dưới 0. 5 mét thì làm lúa mùa sớm.

Hiện nay, nhờ kỷ thuật sạ khô và việc du nhập các giống mới có năng xuất cao, chịu phèn mạnh, tương đối cao cây và nổ lực làm thủy lợi nên nông dân trồng lúa hè-thu bằng sạ khô rồi cấy vụ mùa địa phương (thu-đông) bằng giống lúa mùa sớm, năng xuất cao.

b/ Lúa nổi

Lúa nổi cũng là lúa mùa, nhưng đặc trưng là nó chịu ngập nước rất sâu: lúa nổi được sạ vào tháng 5 và cũng tùy mực nước rút sớm hay muộn mà nông dân gieo những giống lúa nổi thân cao ít hay thân cao nhiều. Sau vụ lúa nổi gặt vào tháng 12, nông dân tận dụng nước ẩm còn trong ruộng lúa để làm thêm hoa màu phụ. Có nơi khắc phục được sự ngập sâu của nước như Hồng Ngự thì nông dân còn trồng được 2 vụ lúa: lúa Hè-Thu (tháng 4 đến tháng 8) và lúa Đông-Xuân (tháng 12 đến tháng 3 năm sau).

c/ Lúa Hè-Thu

Đây là lúa làm ngay đầu mùa mưa nhưng do sử dụng giống mới, thấp cây, ngắn ngày để có thể thu hoạch được trước khi lũ sông Cửu long đến; ở vùng đất mặn, phải sạ lúa hè-thu trễ hơn vì phải chờ mưa xuống rữa chất mặn. Nói khác đi, lúa hè-thu là loại lúa mùa sớm địa phương.

d/ Lúa Đông Xuân

Đây chỉ là vụ lúa trái mùa vì làm trong mùa khô nên chỉ phát triển những nơi không bị mặn. Các vùng nước ngọt có thể dùng máy bơm lên ruộng để làm vụ này. Người ta sạ tháng 11-12 và thu hoạch tháng 2-3. Tại các vùng phèn, nông dân chờ khi nước rút còn bùn thì họ sạ hạt lúa đã ngâm ủ nẩy mầm (‘sạ ngầm ‘) để bùn phủ kín hạt, đồng thời đắp bờ để khống chế mực nước rút, như vậy một mặt là vừa nhanh, vừa tránh đất khô, phèn bốc lên.

8. 2. 2 Hoa màu (bắp, đậu, khoai lang…) Bắp trồng trên phù sa ven sông Tiền, sông Hậu và bắp là màu nhiều tiềm năng phát triển nếu muốn đẩy mạnh chăn nuôi theo lối kỷ nghệ. Càng ngày, nông dân càng sử dụng các giống bắp lai có năng suất cao hơn giống địa phương.

8. 2. 3 Rau cải: đây là rau cải hàng hoá trồng nhiều trên đất giồng hoặc đất phù sa đã thoát bớt nước nhờ trồng trên liếp. Phải kể các loại rau tươi như xà lách, rau diếp, xà lách son tức cresson, các loài cà chua, cà pháo, khổ qua tức mướp đắng, các gia vị như ớt, tỏi, hành, hẹ…

8. 2. 4 Cây ăn trái

Các loại cây ăn trái thường tập trung trên các vùng phù sa nước ngọt ít bị lụt, dọc sông Tiền, sông Hậu như Mỹ Tho, Vĩnh Long, Cần Thơ. Cây ăn trái thuộc miệt vườn như trên có dọc theo các sông, các bờ kinh rạch, các cù lao còn gọi là cồn như cồn Phụng, cồn Tân Long. Có thể kể: xoài (ở Vĩnh Long, Mỹ Tho), chuối, thơm (khóm) tại Long An, Kiên Giang, cam quít (tại Sadec, Bến Tre), nhãn (Bạc Liêu), đó là chưa kể vú sữa, xơ ri (Gò Công), bòn bon (Bến Tre).

Hai ta như sen mùa Hạ, cúc mùa thu
Như tháng mười hồng, tháng năm nhãn
Em theo chim, em đi về tháng tám
Anh theo chim cùng với tháng ba qua.

8. 2. 5 Cây kỷ nghệ

Cây kỷ nghệ được phân loại thành cây kỷ nghệ ngắn ngày (như thuốc lá) và cây dài ngày như cây mía trồng trên các liếp tại các vùng đất phèn (Long An), thơm, dừa…

Dừa nhiều ở Bến Tre và cho cơm dừa, cũng như các phụ phẩm khác như xơ dừa, gáo dừa, thảm nệm xơ dừa, than gáo dừa.

9. Triển vọng khai thác trên các loại đất có vấn đề

Tại ĐBCL, có nhiều loại đất có vấn đề: thực vậy, đất phèn thì nhiều độc tố như nhiều sắt, nhiều nhôm; đất mặn thì nhiều chất mặn; cả 2 loại đất này cần hệ thống đê chống lũ, rửa phèn, rửa mặn.

9. 1. Triễn vọng khai thác trên đất phèn

a. lịch thời vụ

Nguyên tắc là phải canh tác trong các giai đoạn thích hợp để tránh đỉnh cao của sự hoá chua trong đất và của sự thiếu hụt nước ngọt, đồng thời tránh thời gian lũ lụt. Thực vậy vào đầu mùa mưa, hàm lượng phèn ở tầng đất mặt tăng lên đột ngột nên cây cối lụi tàn, tôm cá chết.

Trên các vùng đất phèn, vào dầu vụ (cuối tháng 4), nông dân sau khi đốt đồng cho sạch cỏ dại, thì đất được cày bừa rồi họ ‘sạ khô’ với giống lúa sớm và bừa lấp. Với các cơn mưa đầu mùa, cây lúa nẩy mầm và khi phèn tăng lên đột ngột do mưa xuống nhiều thì cây lúa đã mạnh nên có thể kháng cự được các độc tố phèn. Có 2 giai đoạn rõ rệt trong kỷ thuật này:

1 lúc đầu sạ khô và tiêu nước mặt triệt để bằng mọi rãnh tiêu lớn nhỏ, chỉ giữ đất vừa ẩm nhờ mưa cho lúa sinh trưởng.

2 khi mưa đủ lớn thì đắp bờ đóng cống giữ nước lại trên đồng cho ngập chân lúa, tránh hiện tượng oxy hoá phèn. Còn phải sạ với giống lúa sớm là vì khi gặp lúc phèn nhiều trong đất thì cây lúa cũng đã có 3-4 lá, đủ mạnh để đủ sức vượt lũ cuối tháng 8 và thu hoạch trước khi lũ đến.

b. quản lý đất (soil management) và nước (water management)

b. 1 trên lúa

Ở những vùng có nhiều nưóc ngọt có thủy triều lên xuống (Bình Dương), nông dân chỉ cần đắp đê quanh ruộng, khi nước thủy triều lên, sẽ mở bọng cho nước sông vào và giữ nước này trên ruộng, sau đó sẽ cho chảy từ từ xuống sông khi nước thủy triều rút trong nhiều giờ để nước sông có thời giờ làm tan phèn và tan muối.

Ở những vùng không có nhiều nước ngọt mà chỉ trông cậy vào mưa thì công tác xả mặn, xả phèn đòi công phu hơn vì cần có tuyến đê bao quanh vùng để không cho nước mặn, nước phèn ở các vùng kế cận xâm nhập. Tuyến đê bao này cũng có tác dụng chống luôn lũ và sử dụng như con lộ để di chuyển; trong khu vực được bảo vệ, phải có kênh mương và hệ thống xả nưóc ra vô.

Sau đó làm đất kỷ, cày sâu xới đất lên ở các vùng không có tầng sinh phèn gần mặt đất. Chờ mưa xuống làm tan phèn, tan muối, nông dân mới tháo nước để xả mặn, xả phèn qua các miệng cống hay xuống các mương từ đó nước mặn, nước phèn rút vào ống bọng và theo ống chảy ra sông rạch. Khi có nhiều nước mưa thì ngăn giữ lại để bảo vệ lúa bên trong và sau khi thu hoạch lúa, họ xả cống để cho nước tự nhiên ra vô để lấy phù sa.

Nhà nông còn khắc phục được đất phèn nhờ làm chủ nước trời và lũ: nhà nông tận dụng lớp đất thịt trên mặt, kết hợp với lợi dụng lũ và mưa, thậm chí với nước ngầm, để ếm phèn: Ém phèn là tạo điều kiện để có một lớp nước mặt trên đất phèn, tránh không cho đất tiếp xúc với không khí trong mùa khô, khiến quá trình oxy-hoá không thực hiện được, phèn hoạt động trở thành phèn tiềm tàng.

b. 2. cây trồng cạn

Những nơi cây lúa không thể canh tác được vì gặp đất phèn nặng, nông dân trồng cây rễ cạn. Liếp cao là đòi hỏi đầu tiên của việc canh tác hoa màu trồng cạn như sắn, khoai mở, mía trên đất phèn. Mỗi liếp rộng 3-5 mét, xen kẻ với những mương rộng 2-2. 5 mét, sâu khoảng 1-1m. 2 Các mương liếp thông với nhau và nối với kênh rạch tự nhiên qua cống đóng mở gọi là bọng. Bọng đóng lại để giữ nước vào mùa khô (tháng 2, 3, 4) và mở ra để thay nước củ khi thủy triều lên. Nhờ thủy cấp hạ xuống do lên liếp nên các độc tố của đất như nhôm, sắt được rửa trôi đi và sau đó, mới canh tác được ; trên liếp, trồng sắn, khoai mỡ, mía, khóm (thơm), dưới rãnh nuôi thủy sản. Qua nhiều năm canh tác, đất trên liếp bớt phèn ngày càng thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng. Đối với những cây lâu năm như trồng xoài, nông dân còn đắp những ụ đất cao xung quanh gốc. Qua nhiều mùa mưa được rữa phèn liên tiếp, các mô cao ấy dần dần bớt phèn và sự phát triển cây cũng thuận lợi hơn. Có thể sử dụng gốc tháp kháng phèn như dùng cây bình bát để tháp cây mãng cầu xiêm (2 cây này cùng một họ thực vật).

Đến mùa khô ráo, phèn di chuyển từ các tầng sâu lên đất mặt do sự mao dẫn; phèn bốc hơi để lại những váng đất màu vàng rơm làm hại cây trồng; những váng này thường thấy dọc các đáy rãnh giữa các liếp. Nếu mặt đất được xới xáo thì hiện tượng mao dẫn không còn, phèn không bị bốc hơi và không thể lên tới đất mặt

Tóm lại, sự cải thiện việc cung cấp nước ngọt là vấn đề then chốt trong cải tạo đất phèn, nhất là đầu mùa mưa. Cần các kênh đào cung cấp nước ngọt.

9. 2. Triễn vọng khai thác trên đất mặn

Trên các vùng đất mặn duyên hải (Gò Công, Bến Tre, Trà Vinh, Cà Mau, Rạch giá…), phải làm đê ngăn mặn ven biển. Trên đê có thể là đường giao thông, dưới đê sẽ có nhiều cống xả mặn. Các cống phải được thiết kế theo kiểu tự động đóng vào lúc ngăn mặn và mở ra lúc thoát lũ. Nhờ vậy sản xuất nông nghiệp sẽ không lo bị nhiễm mặn nữa.

10. Các thủy sản: sự cọng sinh giừa người và thiên nhiên

10. 1. Cá

Cá phải kể nhiều loài: cá lóc, cá rô, cá trê, cá trạch, cá chài, cá dảnh, cá mè vinh, cá tra, cá vồ, cá chép, cá cốc, cá hu, cá bông lau, cá bạc bụng và cá linh. Loại cá này từ Biển Hồ, cư đầu mùa mưa, theo dòng nước phù sa đỏ nâu, trôi dạt xuống đồng bằng Cửu long, nhỏ li ti và theo lũ lụt tràn vào các ruộng đồng sinh sống. Khi mùa mưa chấm dứt, nước lũ rút dần ra sông, vào tháng 11, tháng 12 âm lịch và loài cá linh cũng dạt theo lội hàng bầy trên mặt nước, khiến ngư dân có một tài nguyên phong phú vào mùa nước xuống nàỵ Cá linh nhiều đến nổi phải làm nước mắm. Ngoài đánh bắt cá, nhiều nhà có nuôi cá vồ, cá tra. Ngoài ra, còn có nghề nuôi cá bè (Long Xuyên, Châu Đốc) vừa chi phí ít, vừa năng suất cao. Ngoài bờ biển có những hải sản như cá bạc má, cá mối…

10. 2 Tôm

Ngoài cá, ĐBCL còn có tôm như câu ca dao sau đây:Chiều chiều quạ nói với diều
Cù lao ông Chưởng còn nhiều cá tôm

Tôm sứ, tôm hùm, tôm thẻ, tép bạc là các nguyên liệu để chế biến thành nhiều mặt hàng xuất cảng. Nuôi trồng dọc theo bờ biển như tôm-đước, tôm-lúa, tôm-dừa.

Tôm cạnh tranh với thực vật: muốn có năng xuất cao, cần thâm canh mà muốn thâm canh, phải phá hết thảm thực vật mà khi không có thảm thực vật thì vuông tôm bị ô nhiễm mặn và nhiệt vì nóng. Hiện nay có phong trào nuôi tôm với lúa.

Ruốc cũng là một loại hải sản dùng chế biến nước mắm.

10. 3 Ba ba tức là rùa nước ngọt; phổ biến ở Vietnam là Trionyx sinensis. Chuyên ăn động vật (cá, động vật không xương sống…) và đẻ trứng ở mé nước. Ba ba dễ xuất cảng vì chế biến với gia vị là món ăn ngon.

10. 4 Cua và ghẹ, nghêu sò

Cua đồng cũng là nguồn thức ăn giàu đạm ở Vietnam. Trữ lượng nhiều nhưng việc sử dụng thuốc trừ sâu trên diện tích rộng đã làm hư hao tài nguyên cua đồng tại nhiều nơi. Ngoài cua đồng còn có cua biển, nghêu, sò huyết. Ở Bến Tre, nghêu tập trung thành từng bãi rộng ven bờ biển; ruột nghêu dùng làm thực phẩm, vỏ nghêu dùng nung vôi bón ruộng. Rươi cũng là một loại hải sản dùng làm nước mắm, có trong các rừng cây mắm ở Thạnh Phú, Bình Đại.

10. 5 Ếch thì có:

Ếch đồng phổ biến ở đồng ruộng Viet Nam (Rana tigrina) rất có ích vì thịt ăn thơm ngon và đùi ếch đông lạnh dễ xuất cảng; hơn nữa bắt được các côn trùng trong ruộng.

11. Môi trường nhân văn

a/ thành phần cư dân

Thành phần ngưòi Việt di dân vào miền châu thổ Cửu long thì nào là tù bị lưu đày, nào là đào binh hoặc là bần cố nông nghèo khổ miền Trung:Tới đây xứ sở lạ lùng
Con chim kêu phải sợ, con cá vùng phải kinh

Những cánh đồng cỏ lát mênh mông ‘muỗi kêu như sáo thổi, điả lội tựa bánh canh’ hoặc ‘khỉ khọt trên cây, sấu lội dưới nước’ là những vấn đề thực tế của người dân mới khai hoang. Ngoài người Việt di dân đến khai hoang, phải kể thêm người Hoa chống nhà Thanh ở Trung quốc (phong trào phản Thanh, phục Minh) đến Việt Nam và do chúa Nguyễn cho vào Nam khai khẩn đất hoang vào năm 1658 ở miệt Biên hoà (Cù lao Phố), ở miệt Mỹ Tho với Dương ngạn Địch, ở miệt Hà Tiên với Mặc Cửu sau này có con là Mạc Thiên Tứ tiếp tục thần phục triều đình nhà Nguyễn, ở miệt Bạc Liêu như câu ca dao sau đây:Bạc Liêu nước chảy lờ đờ
Dưới sông cá chốt, trên bờ Triều Châu

rồi có người bản địa như người Chăm theo Hồi Giáo ở Châu Đốc đến dân Khmer ở Trà Vinh, Sóc Trăng… theo Phật giáo Tiểu thừa với các sóc, các phum, các chùa chiền Khmer.

b/ ảnh hưởng môi trường thủy lợi đến lối gia cư

Cũng là người Việt di dân, cũng là văn hoá nông nghiệp, nhưng khi người Việt vào vùng đất mới sình lầy vùng đồng bằng sông Cửu long, phải trải qua một quá trình thích ứng nên văn hoá cũng hơi biến đổi:Người đi dao rựa dắt lưng
Ngó sông sông rộng, ngó rừng, rừng cao

Châu thổ Cửu long vì úng trủng nên các bậc tiền bối đã phải dày công khai phá và nhất là đào kinh để thoát bớt nước. Đào kinh có nhiều mục đích:

– hạ thủy cấp xuống để có thể trồng trọt.

– làm chất phèn độc (Alumin, sắt) có thể trôi đi.

– làm phương tiện giao thông: vừa là đường sá, vừa là kinh rạch.

Công việc đào kinh kéo dài từ lúc mới khai hoang như trào vua Minh Mệnh có kinh Vĩnh Tế nối liền Châu Đốc với Hà Tiên, trào Pháp thì có nhiều kinh mang tên người khởi xướng (kinh Tổng Đốc Lộc, kinh Lagrange…) hay mang địa danh vùng kinh đào chảy qua (kinh Thủ Thừa ở Long An, kinh Chợ Gạo ở Định Tường), thời Việt Nam Cọng Hoà có kinh Đồng Tiến, chưa kể vô số kinh ở địa điểm dinh điền Cái sắn ở Long Xuyên.

Môi sinh ngoại cảnh như vậy đã ảnh hưởng dến lối cư trú.

Ở miền Nam, nông dân sống theo kinh rạch, trải dài dọc bờ sông để tiện canh tác; các nhà sàn dựng lên ở những nơi bị úng trủng, ngập lụt hay gần các vùng có rừng ngập mặn, làng mạc không có cây đa cao ngất từng xanh, không có cổng làng, không gian xã hội rộng mở khác với các làng xã miền Bắc hay miền Trung: lối kiến trúc này làm lỏng lẽo các giây liên lạc của dân làng với làng xã. Chợ búa cũng trải dài mấy cây số dọc theo kinh rạch chứ không tập trung như các chợ miền Bắc, miền Trung.

c/. ảnh hưởng thủy lợi đến sử dụng đất đai

Miền đồng bằng sông Cửu Long ít bị lụt nên canh tác trồng trọt cũng khác miền Bắc.

Trong khi châu thổ sông Hồng có nhiều đê bao bọc để trị lũ lụt và tiến trình đắp đê, củng cố đê trải dài trong mọi triều đại thì miền châu thổ sông Cửu long không có đê, nhân dân chỉ trồng lúa theo nhịp nước lên xuống của nước: đó là lúa nổi thường gặp ở Châu Đốc, Long Xuyên. Nhờ Biển Hồ ở Kampuchea, nên nước vào ruộng, nước ra ruộng cũng từ từ nên những đơn vị gia đình nhỏ cũng khai thác lúa được, không cần những cộng đồng lớn.

Vì nhiều vùng còn là các trũng chịu ảnh hưởng của môi trường nước phèn, chua nên phải bỏ hoang hoặc phải canh tác trên các liếp như khóm, như mía để nước phèn có thể bị trôi đi; thủy triều cũng là một yếu tố thủy lợi người dân lợi dụng để cải thiện đất đai: thủy triều lên xuống 2 lần mỗi ngày giúp các chất phèn rửa trôi khi nước ròng; nhiều ruộng có cửa bọng giữ nước mưa và khi thủy triều xuống, nước sông trong kinh rạch thấp hơn mực nước trong ruộng nên nước phèn bị cuốn trôi đi.

d/. ảnh hưởng ngoại cảnh đến lối sống của dân

Vì tài nguyên dồi dào, dân ít phấn đấu ‘làm chơi ăn thiệt’ nên tính tình người dân cũng chất phác; tư duy ưa phóng khoáng, nói thẳng không quanh co; trải qua nhiều thế kỷ, nông dân tự do canh tác; rất ít nơi có đình làng.

e/. tài nguyên thiên nhiên trên cạn, dưới nước (cá, tôm…) ảnh hưởng đến văn hoá thức ăn: trong bữa cơm, nhiều món ăn luôn luôn có thêm nước dừa (thịt kho hột vịt nước dừa, chè đậu đỏ nước dừa…), phản ánh các ảnh hưởng của Đông Nam Á (Thái lan). Bữa ăn nhiều thủy sản như cá, mắm mà dặc biệt là mắm đủ loại, muôn hình muôn vẻ của vùng Long Xuyên.

Tản Đà có lần viết:Hà tươi cửa bể Tourane,
Long Xuyên chén mắm, Nghệ An chén cà

f/. văn nghệ

Nói đến ĐBCL là nói ngay đến nước: thực vậy, kinh rạch ngổn ngang, bàu, ao, sông sâu sóng cả… Nhiều ca dao phản ánh kinh rạch chằng chịt với ghe thuyền buôn bán:Chèo ghe sợ sấu cắn chưn,
Xuống bưng sợ đĩa lên rừng sợ ma.

Ghe anh đỏ mũi xanh lường,
Ở trên Gia Định xuống vườn thăm em.

Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Xà No
Có thương em, anh mua cho một chiếc đò
Để em lên xuống thăm dò ý anh.

Anh đi ghe gạo Gò Công
Vô vàm Bao Ngược, gió giông đứt buồm.

Bước xuống bắc Mỹ Tho, thấy sóng xô nước đẩy
Bước lên bờ Rạch Miễu, thấy nước chảy vòng quanh
Anh biết chắc nơi đây là đất Châu thành
Sao tìm hoài không thấy trong đám bộ hành có em.

Miền châu thổ Cửu long có hát cải lương, hát vọng cổ, hò vè.

Hát cải lương chú trọng nhiều vào lời ca, tiếng hát và trong cải lương luôn luôn có hát vọng cổ.

Đèn treo ngọn ái, nước xoáy gò ân
Phải lương duyên thì xích lại cho gần
Kẻo mai kia vắng mặt, hai đứa thầm nhớ thương
Gặp anh vô cớ, em chẳng dám nhìn
Sợ chị lớn ở nhà, chị sanh tâm biến tính, hốt lửa lôi đình
Chỉ rình ngã ba, chỉ đón ngã bảy, không biết chết mình hay hại em.

Hò vè là một nét độc đáo khác của trong Nam với những câu đối đáp của trai gái chưa từng quen nhau trên các ghe dọc các dòng sông hoặc các điệu hò mộc mạc, khoan thai:

Chim buồn tình, chim bay về núi
Cá buồn tình, cá lủi xuống sông
Anh buồn tình, anh dạo chốn non Bồng,
Dạo miền sơn cước, xuống tới chốn ruộng đồng mới gặp được người thương.

Những lời ca ru em như:Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắc léo, gập ghềnh khó đi
Khó đi, mẹ dắt con đi
Con đi trường học, mẹ đi trường đời

Hoặc:Gió đưa, gió đẩy về rẫy ăn còng
Về sông ăn cá, về đồng ăn cua

Hoặc:Ra đi mẹ có dặn dò
Sông sâu đừng lội, đò đầy đừng đi.

Hò trên bộ (có chỗ còn gọi là lý) như hò cấy lúa, gặt lúa đêm trăng. Hò dưới sông thì có hò chèo ghe, đem theo chút thi vị trên sông nước bồng bềnh:Nước chảy lơ đờ, đôi bờ xuôi ngược
Đường đi non nước rộng rãi, thênh thang
Ta vui đi khắp xóm làng
Mặc cho chớp biển, mưa ngàn vẫn vui.

Tình yêu trắc trở, người con gái phải bỏ người yêu để đi lấy chồng như trong bài thơ Hai sắc hoa ti gôn của T. T. K. H:

Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng,
Trời ơi người ấy có buồn không

Nhưng chàng trai cũng không oán người yêu:Ra đi anh có dặn rằng
Đâu hơn bậu lấy, đâu bằng đợi anh.

12. Các vấn đề môi sinh

Ngày nay, môi sinh miền Châu thổ Cửu long bị nhiều ảnh hưởng do nhiều nguyên nhân: dân số càng ngày càng đông, sự sử dụng những chất thuốc sát trùng không đúng liều lượng, xịt nhiều thuốc, dù sâu bọ chưa vượt qua ngưỡng độc hại, nhiều loại thuốc các nước tiền tiến không còn sử dụng nữa mà Việt Nam còn nhập cảng, các nhà máy không có biện pháp xử lý chất thải trước khi đổ vào sông, sự đô thị hoá không chủ động được.

Rùa càng lúc càng bị tàn sát; trước kia, có câu ca dao:Thương thay cho kiếp con rùa
Dưới sông cõng hạc, trên chùa đội bia.

Rùa trước kia chỉ cõng hạc, đội bia, còn ngày nay rùa bị dân châu thổ Cửu long tàn sát hàng loạt cho các quán ăn nhậu; mai rùa, yếm rùa bán cho các tiệm thuốc Bắc. Rắn trong đồng để bắt chuột, mèo để bắt chuột, nhưng ngày nay, rắn, mèo cũng là đặc sản nhậu; ăn thịt mèo được gọi là ăn hổ đồng bằng. Cán cân sinh thái mất thăng bằng; nạn giết rắn, ăn hổ đồng bằng đã làm cho chuột sinh sản mạnh hơn, phá hoại ngũ cốc ngoài đồng, trong vựa.

Nhiều đập nước trên thượng lưu dòng sông Mekong, từ trên Vân Nam của Trung Quốc đến Lào, Thái đã khiến lưu lượng dòng chảy bớt đi và ít lụt hơn, nhiều cánh đồng trước kia gặp lụt lớn tràn lên nên chuột chết nhiều; ngày nay các bãi đồng không bị nước lụt tràn đến nên chuột sinh sản thêm.

Tại miền châu thổ, có nhiều bãi chim sống tại các rừng tràm; ven duyên hải nhiều loại cò: cò quắm, cò xám, cò nâu, cò vàng, cò trắng mỏ đen, cò trắng mỏ vàng, cò trắng đầu đỏ và nhiều chim các loài như cưỡng, sáo. Có thể sử dụng các bãi chim làm du lịch sinh thái, thay vì giết hàng loạt (overhunting) hoặc đốn rừng bừa bãi (overcutting) khiến chim muông không nơi trú ẩn.

Vì khai thác quá độ thủy sản trên sông (overfishing) nên tài nguyên cá cũng bị tổn hại nhiều. Nhiều vùng có mật độ đáy phân bố trên sông rất dày. An Giang, Đồng Tháp có những đáy dài đến 100-150 mét và các đáy có mắt lưới rất nhỏ nên nhiều cá con kể cả con ruốc cũng bị chết nên không thể làm giống để nuôi được. Đối với cào cũng vậy: mắt lưới nhỏ và cào sát đáy nên cũng lạm sát cá-tôm đồng thời gây cản trở lưu thông trên sông. Lại thêm cào điện làm mọi loài cá đều bị chết. Nhiều loài cá có giá trị trên sông trở nên hiếm như cá hô, cá tra dầu, cá bống tượng. Do đó, cần có các biện pháp như nghiêm cấm cào điện. Không những rắn, rùa càng ngày bị khan hiếm mà tại các quán ăn Saigon hiện nay còn các đặc sản như nai, mễn, heo rừng, ba ba… như vậy tài nguyên sinh vật trong rừng chẳng bao lâu sẽ hết.

Sự an toàn lương thực đòi hỏi tài nguyên nhiều hơn, trong khi nguồn nước là một vấn đề nan giải vì nước sinh hoạt, nước trồng tiả, nước dùng trong kỷ nghệ, nhà máy có giới hạn của nó. Bơm nước nhiều (overpumping) làm nước mặn xâm nhập sâu hơn vào đất nội địa, chưa kể dến cản trở lưu thông trên sông ngòi vì lượng nước thấp tàu bè trọng tải lớn không chạy được.

Đa dạng sinh học

Sự thâm canh lúa bằng cách bón phân đạm quá nhiều làm lúa dễ mẫn cảm đối với sâu bệnh; ruộng bón quá nhiều đạm tạo ra các ổ dịch bệnh cháy lá (Pyricularia oryzae), bạc lá (Xanthomonas oryzae), khô vằn (Rhizoctonia solani), và rầy nâu (Nilaparvata lugens).

Đa dạng sinh học giảm đi (ít giống lúa, ít giống hoa màu, ít thảm thực vật) gây thêm nhiều rủi ro về kháng sâu bệnh; hoá chất sử dụng quá liều cũng tăng các rủi ro.

Phá rừng vì 3 C

3 C từ ba chữ sau đây: conversion, consumption, corruption

Những sự so sánh bằng không ảnh, vệ tinh cho thấy diện tích rừng ngập mặn ven duyên hải biển Đông bị suy giảm nghiêm trọng: phá rừng nuôi tôm trong khi đó rừng này là nơi tôm cá sinh trưởng; phá rừng bừa bãi làm giảm luôn đa dạng sinh học.

Các rừng tràm bị đốn phá lấy củi; nước mặn làm hủy hoại rừng tràm vì tràm chịu vùng nước lợ mà thôi. Tóm lại phải có cân bằng sinh thái song song với lợi ích kinh tế xã hội vì khi cán cân sinh thái đã nghiêng rồi thì cũng khó lập lại cân bằng.

Nhiều diện tích rừng khai hoang để lấy đất trồng trọt do gia tăng dân số quá nhanh; do gia tăng dân số, do nhu cầu xuất cảng bằng mọi giá, phá rừng để nuôi tôm, để lấy củi; tham nhũng để cho giấy phép chuyên chở, cho giấy sử dụng đất đai, cấu kết với mọi cấp chính quyền. Tham nhũng nay đã trở thành một định chế trên mọi lãnh vực.

Diện tích rừng ngập mặn ven duyên hải biển Đông cũng như rừng tràm bị suy giảm nghiêm trọng. Phá rừng ngập mặn nuôi tôm trong khi đó rừng này là nơi tôm cá sinh trưởng; phá rừng bừa bãi làm giảm luôn đa dạng sinh học. Các rừng tràm bị đốn phá lấy củi; nước mặn làm hủy hoại rừng tràm vì tràm chịu vùng nước lợ mà thôi. Tóm lại phải có cân bằng sinh thái song song với lợi ích kinh tế xã hội vì khi cán cân sinh thái đã nghiêng rồi thì cũng khó lập lại cân bằng.

Các biện pháp pháp lý như luật môi sinh chưa đủ mà còn phải được áp dụng nghiêm minh.

Hiện tại và tương lai con người tùy thuộc vào sự bảo vệ tài nguyên vì giừa con người và thiên nhiên có các tác động qua lại; liên kết lợi ích con người và quan tâm đến môi sinh đó là phương cách hợp lý nhất để bảo vệ thiên nhiên; bằng cách đó, mỗi người cảm thấy có ý thức trách nhiệm về tài nguyên thiên nhiên và việc sử dụng đúng đắn.

Môi sinh và dân số cũng có tương quan chặt chẻ; thực vậy năm 1979, toàn châu thổ có 11 914 000 người và chỉ 14 năm sau (1993), đã tăng lên đến 15 531 600 người, nghiã là tăng thêm 2. 2% mỗi năm. (ở Pháp chỉ tăng 0. 3% mỗi năm và Trung Quốc 1. 4%). Với 2. 2% mỗi năm dân số sẽ xấp đôi sau 32 năm! đó là overpopulation.

Theo đà đô thị hoá và tăng gia dân số, nhịp độ chuyển từ đất nông nghiệp sang đất xây dựng (đất nhà ở, đất trường học…) ngày một nhanh do đó, đất nông nghiệp cũng sẽ giảm nhanh, kéo theo sự sút giảm diện tích canh tác cho mỗi lao động nông nghiệp.

Tại sao một ‘O ‘ lại đẻ ra 4 ‘U ‘?

Sự gia tăng dân số quá nhanh (Overpopulation) gây ra nhiều hệ quả như sau:

– nghèo đói, suy dinh dưỡng nhất là trên các trẻ em (Undernutrition).

– thất học nhiều, nhất là vùng nông thôn (Undereducation), không đủ ăn, thiếu dinh dưỡng thì làm sao tập trung trí óc vào việc học được

– diện tích canh tác nhỏ dần kéo theo tình trạng khiếm dụng nhân công (Underemployment) đang xảy ra ở thôn quê: phần lớn hiện nay chỉ làm việc dưới 200 ngày trong một năm; thời gian rảnh rổi được thi vị hoá dưới danh từ nông nhàn thì ăn nhậu say sưa.

– thành phần trẻ trong dân số rất cao, áp lực mỗi năm trên thị trường nhân công đè nặng, nhiều thất nghiệp (Unemployment).

13. Kết luận

ĐBCL, cách đây 300 năm, là nơi ‘muỗi kêu như sáo thổi, đĩa lội như bánh canh’ ngày nay đã là một vùng giàu có nhất nước: lúa, cây ăn trái, kỹ nghệ, đó là nhờ nhiều công trình thủy lợi, ngay từ đời nhà Nguyễn, qua Pháp thuộc mãi cho đến ngày nay: kênh mương, công trình ngăn mặn, rửa phèn…Tuy nhiên càng ngày càng có những dấu hiệu hạn chế do nhiều lý do:

a/ sự bùng nổ dân số, sự đô thị hoá làm quỹ đất canh tác càng ngày càng giảm dần

b/ các công trình thủy lợi trên thượng lưu sông Mekong làm giảm lưu lượng trên sông, khiến nước mặn xâm nhập sâu hơn vào nội địa nên không thể làm lúa vào mùa nắng ở các vùng nhiễm mặn. Ngoài ra, để tận dụng nguồn nước ngọt (nưóc mưa), nên thực hiện trồng 2 vụ lúa ngắn ngày trong mùa mưa hoặc trồng những nông sản ít nhu cầu nước như cây ăn trái, rau cải.

c/ sự phá rừng bừa bãi trên các giải duyên hải để nuôi tôm bán thâm canh, sau những năm đầu hồ hởi nhưng ngày nay, hàng loạt tôm chết trong khi đó các đìa nuôi tôm thành hoang phế mà rừng duyên hải là nơi tôm cá sinh sản và giúp chống sự xói mòn các sóng biển.

d/ vì quỹ dất canh tác càng ngày càng hẹp dần do dân số tăng nhanh nên cần có những giải pháp lâu dài và đồng bộ như tạo ra những nguồn thu khác nhau trong nông nghiệp (cây ăn trái, rau đậu, hải sản) lẫn ngoài nông nghiệp như các dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, thương mãi, chuyên chở, các công nghệ biến chế, năng lượng, may mặc… Cần đẩy mặn sự chế tạo các sản phẩm xuất cảng được ngay ở vùng nông thôn để sử dụng nhân công dư thừa, song song với việc phát triển cơ sở hạ tằng ở nông thôn (điện, nước, đường) chứ không nên tập trung quá đáng vào các vùng đô thị và cận đô thị.

Thực vậy, mọi người đều đồng ý có sự liên quan giữa dân số với tài nguyên thiên nhiên. Phân tích những động lực và cản trở phát triển, đi tìm những khả năng và hạn chế trong xu thế phát triển là tìm kiếm một chính sách phát triển lâu bền. Trong sự phát triển bền lâu, phải có sự cân đối giữa 3 khía cạnh sau đây:

Phát triển kinh tế (nông nghiệp, công nghệ), tiến bộ xã hội (y tế, giáo dục, nâng cao dân trí, sinh đẻ có kế hoạch…) và bảo vệ môi sinh; đó là ‘cái kiềng ba chân’ của sự phát triển bền vững (PTBV); đó là khai thác đúng mức tài nguyên, không lạm thác, không cạn kiệt để cho các thế hệ sau cũng còn hưởng lợi nữa.

e/ tại những vùng ít có khả năng nông nghiệp như vùng đất mặn, phèn nặng thì việc trồng rừng, kết hợp với chăn nuôi thủy sản là cần làm: trồng rừng không những để cung cấp củi gổ cho nhu cầu xã hội mà còn bảo vệ môi sinh đa dạng, giúp cho chim, cá có nơi sinh tồn.

f/ Đào tạo thêm các nghề nghiệp mới để bớt sức ép thất nghiệp, mà súc ép thất nghiệp là do sức ép dân số cao. Vấn đề dư thừa lao động ở nông thôn quả thật là bức xúc trong bối cảnh hiện nay.

g/ phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỉ trọng công nghiệp và ngay tại nông thôn: xây dựng kỷ nghệ chế biến nông sản ( trái cây, mía đường, thơm…), hải sản (nhà máy đông lạnh thủy sản như tôm đông, mực đông, cá đông…), súc sản (trứng vịt, heo), sửa chửa, lắp ráp máy (nông cơ), sản xuất vật liệu xây dựng.

Đây là một biện pháp giúp tránh việc đô thị hoá quá mức; đây là một phương cách đô thị hoá nông thôn bằng nguồn năng lượng khai thác ngay trong xã hội nông thôn (nhân lực, tay nghề, vốn liếng) để tránh tình trạng khiếm dụng lao động nông thôn.

______________

Thư tịch tham khảo sơ lược

Nguyễn Công Bình và các tác giả. Đồng bằng sông Cửu long. Nghiên cứu và phát triển. Nhà xuất bản Khoa học xã hội 1995.

Tôn Thất Chiểu và các tác giả. Đất đồng bằng sông Cửu long. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hanoi 1994.

Hứa Hoành Nam Kỳ Lục Tỉnh. Văn Hoá (Cali) 1995.

Trần Xuân Kiêm Nghề nông Nam bộ. Viện Khoa học xã hội Việt Nam 1993

Luc Lacroze L’aménagement du Mekong 1957-1997 L’Harmattan 1998

Sơn Nam Văn minh miệt vườn. Nhà xb Văn Hoá tái bản ở Cali 1992

Lương Thư Trung. Thử nhìn lại những dòng kinh đào ở Nam phần. Đi Tới số 22 tháng 6/1999

Thái Công Tụng. Natural environment and land use in South VietNam Directorate of Agricultural Research Saigon 1972

Thái Công Tụng. Đất đai miền châu thổ Cửu long. Viện Khảo Cứu Nông Nghiệp 1972

http://www.Mekongforum.org. Trong địa chỉ Internet này, có nhiều biên khảo về sông Mekong (sử, địa, môi sinh, thủy lợi, kinh tế…).

Thái Công Tụng

Feedback on Tìm hiểu sinh thái nhân văn trong gia đình Việt Nam

Thái Công Tụng Tìm hiểu sinh thái nhân văn trong gia đình Việt Nam


The content delimitates the advantages and disadvantages of adopting a cloud-based infrastructure for businesses. It provides a good overview of the topic.

Actions to improve the content:

1. Include more specific examples to illustrate the advantages and disadvantages.

2. Add headers to make the content more scannable and easier to follow.

3. Include statistics or data to support the points made in the content.

4. Use bullet points or numbered lists to summarize the advantages and disadvantages.

Overall, the content is informative, but can be enhanced with these actions.

Feedback on Nước và con người

Feedback

The content of the post is well-written and informative. It effectively discusses the relationship between water and human beings. However, for improvement:

1. Include more subheadings to break up the text and make it easier to read.

2. Add relevant images or illustrations to enhance visual appeal and support the content.

3. Consider citing sources or providing external links for readers who want to explore the topic further.

Overall, great job! Keep up the good work.

Nước và con người

GS. Thái Công Tụng

.

“Ngày Nước Thế giới” hay “Ngày Nước Sạch Thế giới” được tổ chức vào ngày 22 tháng Ba hằng năm trong tất cả các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc từ năm 1993, theo Nghị quyết của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, nhằm kêu gọi toàn thế giới quan tâm đến tầm quan trọng của tài nguyên nước; cụ thể, không sử dụng nước một cách lãng phí cũng như tránh làm ô nhiễm nguồn nước ngọt. Viện Nhân Quyền Việt Nam trân trọng giới thiệu bài Nước và Con Người của GS Thái Công Tụng.


Abstract
This paper examines the nature, properties, place, significance, importance, and role of water in the life and culture of this planet


1. Tổng quan

Các nhà hiền triết Hy Lạp cổ đại, từ Platon đến Socrate xem Nước là nguồn gốc của mọi nguồn gốc. Theo Phật giáo thì vũ trụ do bốn cái lớn trong vũ trụ: đất, nước, gió, lửa, còn gọi là Tứ Đại. Triết học Trung Hoa cho rằng nước là một trong năm yếu tố gọi chung là Ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

Nước vừa mềm mại, uyển chuyển nhưng có sức mạnh phi thường vì các địa mạo ta thường gặp như thung lũng, đèo cao, núi thẳm, châu thổ v.v… đều do nước bào mòn, chuyển vận, lắng tụ, bồi tích. Sách Thánh Kinh có nói về trận hồng thủy. Thần thoại nước ta cũng nói về Sơn Tinh, Thủy Tinh. Sử sách Việt nói về Lạc Long Quân. Theo giáo sư Lê Hữu Mục, thì các từ Lạc phải đọc là Đác và chữ Đác với thời gian trở thành Nác. Nác chính là từ cổ của chữ Nước ta nói ngày nay.

Thực vậy, nhiều vùng thôn quê ở Nghệ Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị vẫn còn nói: uống nác (uống nước), khát nác (khát nước). Nhiều nhà văn hóa học Việt đều cho rằng nước là một đặc trưng hình thái của tư tưởng Việt Nam hay nói tổng quát hơn – của văn hóa Việt Nam.

Nước liên quan đến nhiều chức năng trong cơ thể: sự tiêu hóa, sự tuần hoàn, sự hô hấp, sự thải hồi. Các nhà khoa học dùng nước để tìm ra các hằng số quan trọng về vật lý như:

●       nước đông đặc ở 0 độ

●       nước sôi khi nhiệt độ là 100 độ C

●       1 lít nước cân nặng 1 kgam

●       tỷ trọng của nước là 1. Vật nào có tỷ trọng lớn hơn 1 thì chìm và vật nào có tỷ trọng nhỏ hơn 1 thì nổi. Nước có mặt ở cả ba dạng vật lý: lỏng, đặc và hơi.

Với dân số bùng nổ kéo theo một loạt nhu cầu về nước sinh hoạt, nước dùng trong kỹ nghệ v.v… nên tài nguyên nước trở thành một tài nguyên quý giá của nhân loại. 

2. Nước trong văn học Việt

●       Trong văn học dân gian, nhiều tục ngữ liên quan đến nước: nước chảy đá mòn, nói lên sự kiên nhẫn;  nước đổ  lá môn ngụ ý nói không ai nghe;

Sống về gạo, bạo về nước, cho thấy hai nhu cầu thiết yếu của con người để duy trì sự sống. Thuyết  nhân quả của nhà Phật cũng được diễn tả  trong câu: Đời cha ăn mặn, đời con khát nước.

Trong công việc đồng áng thì nước rất cần thiết nên ta thường nghe ca dao:

Lạy Trời mưa xuống,
Lấy nước tôi uống,
Lấy ruộng tôi cày,
Lấy rơm đun bếp.

Công việc trồng lúa đòi hỏi phải có nước:

Trời đông, nước đã phơi bờ
Em về nhổ mạ, anh bừa ruộng chiêm

Công cha nghĩa mẹ cũng dùng nước để so sánh:

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Lời mẹ ru con cũng có nhiều câu có chữ nước:

Ru con con ngủ cho lành
Để  mẹ gánh nước rửa bành ông voi
Muốn coi lên núi mà coi
Coi bà Triệu tướng cưỡi coi bành vàng

●       Trong văn chương bác học, nói về sắc đẹp của phụ nữ cũng dùng biểu tượng nước như nghiêng nước nghiêng thành hoặc mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.

Nỗi nhớ nhà, nhớ nước được diễn tả  trong câu :

Buồn trông ngọn nước mới  sa
Mây trôi man mác biết là về đâu (Kiều)

Thề nguyền cũng dùng nước:

Còn non, còn nước, còn dài
Còn về còn nhớ đến người hôm nay (Kiều)

Làm gì cũng phải có kế hoạch, không đợi ‘nước đến chân mới nhảy’:

Lánh xa trước liệu tìm đường
Ngồi chờ nước đến nên dường còn quê (Kiều)

Nguyễn Khuyến tả cảnh ao làng vào mùa thu:

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyên câu bé tỉ  teo

Nước trong, không ô nhiễm trong câu thơ của Chinh Phụ ngâm:

Ngoài đầu cầu nước trong như lọc
Đường bên cầu cỏ mọc còn non

Nhưng vượt lên ca dao, tục ngữ, nước là một tài nguyên quan trọng vì nước là một chất  không thể thiếu được trong sự sống của loài người, từ động vật đến thực vật; là chất đảm bảo sự cân đối của những vận động tuần hoàn không những của trái đất vĩ mô mà còn cả những chuyển hóa vi mô trong từng tế bào là đơn vị nhỏ nhất của động vật và thực vật.

3. Nước trong đời sống

Nước là chất cơ bản, cái nôi của sự sống. Nước quan trọng trong đời sống thực vật. Tục ngữ ta có câu: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống chứng tỏ tầm quan trọng của nước. Nước hòa tan các dưỡng liệu trong đất thì rễ cây mới hút được để chuyển tải lên các bộ phận hoa lá trong cây. Không có nước thì không có sự quang hợp tạo ra các hydrat cacbon. Để làm ra 1 kg chất khô, cây bắp cần 350 lít nước, khoai tây cần 575 lít, lúa cần trên 2000 lít v.v…

Nước cũng quan trọng trong đời sống động vật. Cũng như trong thực vật, nước giúp cho sự luân lưu, cho sự trao đổi chất: 60 đến 70% trong cơ thể con người là nước nên khát nước dễ chết hơn khát ăn. Nước cũng cần cho các hoạt động kỹ nghệ: sản xuất thép, sản xuất chip điện tử, sản xuất tơ nhân tạo cũng cần nhiều nước và dĩ nhiên sản xuất bia, nước Coca, nước ngọt là từ nước.

Nước cũng ảnh hưởng đến khí hậu và là nguyên nhân tạo ra thời tiết như mưa, tuyết, bão. Năng lượng mặt trời sưởi ấm không đồng đều các đại dương đã tạo nên các dòng hải lưu như dòng Gulf Stream vận chuyển nước ấm từ vùng nóng đến Bắc Đại Tây Dương làm khí hậu các xứ Bắc Âu ấm áp hơn.

4. Nước trên quả địa cầu

Trên hành tinh Trái Đất này, mặt trời và nước giúp duy trì cuộc sống. Hơn 70% diện tích của Trái Đất được bao phủ bởi nước (đại dương, biển kín). Chính vì  vậy mà  trái đất nhiều nước mặn (97%) hơn nước ngọt. Nhưng phần lớn nước ngọt lại nằm ngoài tầm tay của con người vì nằm trong các băng hà ở miền cực địa cầu (2.7%) hoặc dưới tầng đất ngầm và ẩm độ trong đất, còn lại rất ít là nước ngọt chứa trong sông, suối, hồ, ao là thực sự xử dụng được cho con người. Nói khác đi, nước ngọt là một tài nguyên có giới hạn. Ngoài ra, nước lại không được phân bố đồng đều trên Trái đất: vùng Amazonie nhận được 20% lượng mưa trên toàn thế giới chỉ cho 10 triệu người, vùng Bắc Phi và Trung Đông với 400 triệu người lại chỉ hưởng được 1,5%.

Cũng từng đó nước từ hàng ngàn năm trước, nhưng cái khác là ngày nay, dân đông hơn, cần nhiều nước hơn để xử dụng vào nhiều mục đích hơn: nước dùng trong sinh hoạt,  trong kỹ nghệ (thủy điện, kỹ nghệ các loại), trong nông nghiệp để sản xuất lương thực v.v… Theo Hội đồng nước toàn cầu, tiêu thụ nước trong nông nghiệp là 66%, công nghiệp (20%), các hộ gia đình (10%) và khoảng 4% bốc hơi từ các  hồ dự trữ nước nhân tạo. Tế bào sống hầu như 3/4 là nước và không nước, con người sẽ mau chết hơn là không ăn. Như vậy, nước là nguồn tài nguyên vô giá của con người. Những xứ có tài nguyên nước dồi dào phải kể là những xứ như Canada, Nga, Mỹ, Bresil, Indonesia, Đông Dương còn các xứ ít có tài nguyên nước nằm các vùng sa mạc như Úc châu hoặc các xứ Sahel. Một vài vùng trên thế giới thiếu nước vừa phải là các vùng quanh bờ Địa Trung Hải như Ý, Hy Lạp, Bắc Phi, Ai Cập.

5. Chu kỳ nước

Trong bài thơ Thề Non Nước của Tản Đà, có câu: Nước trôi ra biển lại mưa về nguồn. Câu thơ này vô hình chung đã nói về chu kỳ nước trong vũ trụ: nước từ sông, hồ, biển bốc hơi lên cao, gặp lạnh trên cao sẽ ngưng đọng lại và rơi xuống đất. Khi gặp mặt đất thì nước một phần thấm vào lòng đất qua các khe đá, lỗ hổng của đất và tạo thành nước ngầm, một phần chảy tràn để chảy vào sông suối rồi trở lại ra biển.

Như vậy, nước cứ luân hồi mãi mãi, từ kiếp này sang kiếp khác, vô thủy vô chung từ lúc Trái Đất thành hình cách nay hàng ngàn triệu năm và nhờ nước mới có đời sống thực vật, rồi mới có đời sống động vật.

6. Tài nguyên nước

Có thể phân loại tài nguyên nước thành 4 loại sau đây:

6.1. Nước mưa. Có những vùng mưa nhiều, đặc biệt các vùng có khí hậu xích đới. Sau đây liệt kê vài xứ có lượng mưa nhiều nhất thế giới: Colombia (Trung Mỹ), Liberia (Phi châu), Myanmar tức Miến Điện (Á châu), Papua New Guinea, Bangladesh (Á châu) có lượng mưa trung bình hàng năm trên dưới 4000 mm.

Nhưng cũng có những xứ ít mưa như Iran, Afghanistan, các xứ Á Rập ở Trung Đông. Lục địa Úc châu khô hạn chỉ 800 mm mưa mỗi năm.

Vùng Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng, vì nằm vùng khí hậu gió mùa nên lượng mưa trung bình hàng năm khá cao: 1800 mm. Tuy nhiên cũng có những vùng khuất gió thì mưa ít hơn như đồng bằng 3 Phan: Phan Rang, Phan Rí, Phan Thiết. Ngoài ra, nước mưa không rãi đều trong năm vì chỉ tập trung vào các tháng mưa còn mùa kia thì nhiều nơi không có tí mưa, thêm vào gió Lào khô ráo, khiến nhiều vùng thiếu nước.

6.2. Nước mặt. Đây cũng là tài nguyên nước mặt có trên các sông, suối, hồ ao, kinh rạch… Nước sông suối hồ ao được xử dụng trong nhiều đối tượng khác nhau như phục vụ sinh hoạt (nấu cơm, tắm rửa, giặt), phục vụ nông nghiệp (tưới cây, nuôi cá, chăn nuôi), phục vụ kỹ nghệ (các công nghệ chế biến, sản xuất giấy, thuộc da, phân bón…)

Nước ‘cứng’  (hard water) là nước chứa nhiều ion Calci và magnesi. Khi đun nước loại này thường bị đóng váng vôi, tức là một kết tủa cacbonat calci. Nước ‘mềm’ là nước không có nhiều chất calci và magnesi.

Nước cứng cũng không dùng để pha chế thuốc vì có thể gây kết tủa làm thay đổi thành phần của thuốc. Khi dùng nước cứng nấu thì rau, thịt khó chín; làm mất vị của nước chè. Giặt bằng nước cứng tốn xà phòng do Ca2+ làm kết tủa gốc axit trong xà phòng và làm xà phòng không lên bọt. Nhiều công nghệ hóa học đòi hỏi nước có độ cứng nhỏ do đó nếu nước chứa nhiều calci và magnesi thì phải làm mềm nước cứng bằng cách cho kết tủa các chất Ca và Mg với sođa (Co3Na2) hoặc tách chúng bằng nhựa trao đổi ion (ion exchange resin). Trong nhựa trao đổi ion, những hạt mang điện tích trái dấu sẽ hút nhau như các cation sẽ hút các ion âm tức anion và ngược lại.

6.3. Nước ngầm. Nước từ các nguồn nước mưa, sông, rạch, ao, hồ… một phần thấm vào đất, nhưng không thể ngấm qua tầng đá dưới sâu nên nước tập trung nhiều ở tầng nước dưới đất. Đào giếng chính là để khai thác nước dưới đất dùng trong sinh hoạt. Tại đồng bằng sông Hồng cũng như đồng bằng sông Cửu Long, nhà nào cũng đào giếng để có nước sinh hoạt. Ngoài ra, nông dân cũng đào giếng, khoan giếng sâu để lấy nước ngọt tưới rau màu, pha loãng với nước mặn để nuôi tôm v.v… Chính vì vậy mà hiện nay mực nước ngầm hạ xuống quá sâu kéo theo một số hậu quả: mặt đất sụt lún xuống, nước mặn xâm nhập vào túi nước ngầm, chưa kể nguy cơ nhiễm độc asen (thạch tín), ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe người dân. Ngoài ra, phẩm chất nước ngầm cũng bị ô nhiễm do các chất ô nhiễm trên mặt đất trôi chảy xuống: nitrat, phenol, thuốc trừ sâu, phân hóa học.

6.4. Nước mặn.  Nước mặn ngoài biển có hàm lượng muối trung bình là 35gram cho mỗi kg nước biển và gồm 6 chất: sodium (Na+), chlorua (Cl-), sunfat (SO4 2-), magnesium (Mg 2+), calcium (Ca2+) và potat (K+). pH nước biển biến thiên từ 7.5 đến 8.4: nước biển có môi trường hơi kiềm. Tuy hàm lượng muối trung bình là 3.5% ( 35 gram/lit ), nhưng các biển kín thì nồng độ muối cao hơn:

Biển Đỏ, còn gọi là Hồng Hải thì vì vùng ít mưa, bốc hơi cao, ít sông ngòi chảy vào thì nồng độ muối cao hơn: 40g/l .

Biển Chết ở giữa Jordanie và Do Thái còn có độ mặn rất cao, đến 330g/lít vì là biển kín. Gọi là biển nhưng thực ra đó chỉ là một cái hồ lớn nằm ở vùng sa mạc phía Đông Nam Israel. Gọi là Biển Chết vì nước ở hồ này rất mặn, đến mức không một sinh vật nào có thể sống nổi. Hồ này rộng 1.040 km2, mặt hồ thấp hơn 400 mét so với mặt nước biển nên là điểm thấp nhất của bề mặt trái đất.

Ngoài ra, ở các cửa sông, nơi có sự hoà lẫn giữa nước ngọt và nước mặn, còn gọi là vùng giáp nước thì nồng độ muối giảm nhiều: ta gọi đó là nước lợ. Nước lợ chứa từ 1 đến 10 gram muối trong mỗi lít và các loại muối trong nước lợ có những chất như CaSO4, MgCO3, NaCl tùy các vùng đất nước chảy qua

7. Vai trò của nước. 

Nước có 4 vai trò sau đây:

●       cung cấp: nước cung cấp thực phẩm cho nhân loại. Nước ngọt, nước lợ, nước mặn, đều có thủy sản, hải sản rất phong phú và đa dạng như tôm, cua, cá, ếch, ba ba, rùa. Nước giúp hòa tan các dưỡng liệu trong đất để thực vật lớn nhỏ có thể nhờ đó mà sinh trưởng.

●       điều hòa khí hậu: các dòng hải lưu ngoài biển ảnh hưởng đến điều hòa khí hậu: ví dụ dòng Gulf Stream đem hơi ấm cho các vùng miền Bắc Âu Châu.

●       văn hóa (tâm linh, giải trí…) Cần lưu ý là nước, ngoài khía cạnh giá trị vật chất, phải được xem có giá trị tinh thần vì hồ ao, sông suối có tác động thẩm mỹ, thông thoáng, giúp con người bớt các căng thẳng của cuộc sống xô bồ ngày nay. Thực vậy:

–         tình yêu nẩy nở bên cạnh dòng suối:

Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha (Kiều)

–         cuộc biệt ly cũng bên cạnh dòng sông:

Đưa người ta không đưa sang sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng? (Thâm Tâm)

Đò chiều sông lạ tiễn đưa nhau
Gió nấc từng cơn, sóng vật đầu
Hai ngả lênh đênh trời ngụt khói
Người đi, ta biết trở về đâu? (Vũ Hoàng Chương)

–         nỗi nhớ  khi nhìn con nước thủy triều lên xuống:

Lòng quê dờn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà (Huy Cận)

–         nhớ chồng đi ngoài biên ải :

Nước có chảy mà phiền khôn rửa
Cỏ có thơm mà dạ chẳng khuây (Chinh Phụ Ngâm)

–         thư giãn tĩnh mịch nơi chốn non xanh, nước biếc:

Côn Sơn có suối nước trong
Ta nghe suối chảy như cung đàn cầm
Côn Sơn có đá tần vần
Mưa tuôn đá sạch ta nằm ta chơi
(Nguyễn Trãi trong Côn Sơn ca – Bản dịch của Nguyễn Trọng Thuật)

Sông ngòi luôn luôn là nguồn cảm hứng vô tận cho thơ, văn, nhạc. Những bài thơ Đường của Lý Bạch, của Thôi Hiệu, bài Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị, bản nhạc Dòng Sông Xanh đều lấy sông làm nguồn cảm hứng.

Riêng văn học dân gian cũng có nhiều điệu hò trên sông nước. Vì sự vận chuyển hàng hóa bằng ghe thuyền đòi hỏi chèo chống khó nhọc nên để bớt vất vả khi chèo đò, nhiều loại hò ra đời với nội dung rất phong phú, phản ánh phong cảnh thiên nhiên, mối tình trai gái v.v… Cùng với mái chèo cất nhịp, những lời ca giàu tính chất trữ tình giúp cả khách lẫn trai chèo quên đi những nhọc nhằn, nỗi lạnh lẽo tịch mịch của đêm trường. Văn học dân gian được  phong phú thêm với những hò Huế, hò Quảng, hò sông Mã v.v…

Dòng sông ở Huế với nhiều điệu hò: mái nhì, mái đẩy, dô hậy, đẩy nôốc là những thể hò dân gian trên sông nước.

Tiếng hò của mối tình ngang trái:

Nước chảy xuôi, con cá buôi lội ngược
Nước chảy ngược, con cá vượt lội ngang
Thuyền em xuống bến Thuận An
Thuyền anh lại trẩy lên ngàn anh ơi!

Câu hò mái nhì gợi nhiều rung cảm do tình yêu đôi lứa:

Nước đầu cầu, khúc sâu khúc cạn
Chèo qua Ngọc Trản, đến mạn Kim Long
Sương sa gió thổi lạnh lùng
Sóng xao trăng lặn, gợi lòng nhớ thương

Trong mọi tôn giáo, từ Ấn độ giáo, Phật giáo đến Công giáo, Hồi giáo, đều dùng nước làm biểu tượng. Vì nước là căn nguyên đầu tiên của vũ trụ, nên trong mọi tôn giáo luôn luôn có nước. Ấn độ giáo thì nước sông Hằng ở đó trong nhiều lễ hội hàng chục ngàn người nhảy xuống tắm để gột rửa mọi phiền não; ở Công giáo thì nước dùng trong bí tích rửa tội; ở Hồi giáo thì phải rửa tay, rửa ngón chân trước khi lạy về hướng thánh địa La Mecque; ở Phật giáo thì trong các lễ vật để dâng lên  cúng vái ông bà trên bàn thờ không thể thiếu chén nước. Nước cũng xử dụng trong lễ tắm Phật các ngày Phật đản. Một bộ kinh như kinh Thủy Sám có nói về nước chữa bệnh.

 Nhìn những cảnh sông nước, bát ngát của đất trời, con người chợt nhận ra sự cần thiết của im lặng, của tĩnh tại, nó giúp nhen nhúm ngọn lửa tâm lý và năng lượng này, tức tâm năng giúp chuyển hóa thành năng lượng vật lý; nói khác đi tâm năng và động năng/thể năng có tác động  thuận nghịch cũng như giữa đức tin và lý trí bổ túc cho nhau. Chúng ta cảm thấy sự buông xả cho dòng nước cuốn trôi đi mọi phiền não thật cần thiết.

Nước tượng trưng cho sự vô thường: dòng nước thay đổi liên tục vì giọt nước này tiếp nối giọt nước kia, tạo thành dòng chảy. Tâm của ta cũng vô thường như dòng sông nghĩa là chuyển động tiếp nối, khi vui khi buồn, khi nghĩ đến quá khứ, lúc nghĩ đến tương lai. Sự lưu chuyển của tâm ta như nước chảy không ngừng. Khổng Tử thấy dòng nước lững lờ trôi cùng năm tháng: thị giả như tư phù, bất xả trú dạ (Luận -ngữ, IX, 16 ): cứ chảy hoài như vậy, đêm ngày không bao giờ ngừng.

Nước tượng trưng cho sự vô trụ; nó không vướng mắc mà cứ lững lờ chảy, biết buông xả, không chấp trách.

Nước tượng trưng cho sự vô ngã, vì nó khiêm tốn, nó nhận mọi ô nhiễm.

●       yểm trợ: nước giúp cho các hoạt động yểm trợ du lịch  cũng như  y tế. Nói về vai trò của nước trong các hoạt động du lịch, ta có thể kể du lịch biển, du lịch sông ngòi. Nói về vai trò yểm trợ trong các hoạt động y tế, có thể nói về các suối nước nóng mà xứ nào cũng có. Riêng ở Việt Nam, tại Khánh Hòa có nhiều suối nóng có nhiều chất khoáng, giúp trị bệnh. Ngoài suối nước nóng còn có nước suối lấy ở  các vùng nhiều chất khoáng, cho vào chai để uống như nước khoáng Vĩnh Hảo là nước khoáng duy nhất của Việt Nam có hàm lượng Bicarbonat (HCO3) cao. Ngoài ra, còn có một số nguyên tố vi lượng có ích khác, có tác dụng bồi bổ cơ thể rất tốt, giúp tiêu hóa và lợi tiểu, làm đẹp làn da và hỗ trợ trị bệnh đau dạ dày.

Nước tạo ra năng lượng thủy điện, giúp cho các hoạt động kỹ nghệ (đồ uống, bột giấy, bauxit), chuyển vận (ghe, đò, tàu thuyền). Nước giúp cho sự tạo thành đất. Thực vậy, nước chuyên chở các trầm tích từ nhiều lưu vực để bồi đắp phù sa, nước bào mòn các loại đá làm đá bể rời ra nhanh chóng, giúp cho sự phong hóa hóa học dễ dàng hơn.

8. Ô nhiễm nước

Nhiều nguồn nước bị ô nhiễm do nước thải từ các ngành kỹ nghệ khác nhau cũng như nước thải sinh hoạt không được xử lý đổ thẳng xuống sông nên nhiều loại cá tôm… trên sông ngòi chết dần.

Sau đây là các tiêu chuẩn để đánh giá nguồn nước bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ:

●       BOD5 tức biological oxygen demand, nhu cầu ôxy sinh học- là lượng ôxy được xử dụng cho hoạt động sống của vi sinh vật để phân hủy hết các chất hữu cơ không bền vững trong 1 lít nước (mg O2/ l) trong 5 ngày; người ta lấy thời gian 5 ngày để xác định nhu cầu oxy sinh học và gọi là BOD5 vì thông thường sau thời gian 5 ngày ở 20o thì phần lớn các chất hữu cơ dễ phân hủy sẽ bị phân hủy. Trong nước càng ô nhiễm nhiều (lượng chất hữu cơ nhiều) thì lượng BOD5 càng cao. Thông thường thì nước dùng cho sinh hoạt phải có BOD5 nhỏ hơn 4 mg/ l; nước dùng cho thủy sản thì BOD5 phải nhỏ hơn 10 mg/ l. Nếu BOD5 lớn hơn 10 mg/ l thì xem như nước bị ô nhiễm hữu cơ rõ rệt.

●       COD, tức chemical oxygen demand, -nhu cầu ôxy hoá học-, là lượng oxy cần thiết để phân hủy hết các chất hữu cơ có trong nước theo con đường hóa học. Nồng độ COD cho phép đối với nguồn nước mặt là COD lớn hơn 10 mg/l

Khi BOD và COD cao, điều đó có nghĩa là nồng độ oxy hòa tan trong nước bị giảm, hậu quả là tôm cá trong ao, hồ sẽ chậm phát triển hoặc chết. Ngoài ra, trong các điều kiện kỵ khí, yếm khí, các chất hữu cơ phân hủy sinh ra mùi hôi thối; thực vậy mùi bùn  hôi tanh (hoa sen ‘gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn’) là do sự phân hủy các chất hữu cơ.

●       DO, tức dissolved oxygen, -nồng dộ oxy hoà tan- là lượng oxy tự do ở dạng hoà tan trong nước. DO trong nưóc uống không được nhỏ hơn 6 mg/l. Lượng oxy trong nuớc là yếu tố quan trọng của nước để tự làm sạch nhờ hoạt động các vi sinh vật hiếu khí. Khi BOD và COD quá cao sẽ làm giảm DO và nếu DO giảm sẽ tạo điều kiện  cho các vi sinh vật yếm khí họat động, gây ra nhiều H2S tạo mùi hôi thối cho các vùng bị ô nhiễm.    

9. Nước và phát triển bền vững

Nước đóng góp rất lớn vào mọi khía cạnh của nền kinh tế, đặc biệt là nước ngọt vì từ nông nghiệp đến kỹ nghệ đều cần loại nước này: tưới cây, chế biến trong kỹ nghệ thực phẩm, sản xuất trong hầm mỏ, kỹ nghệ giấy. Thiếu nước sẽ làm tê liệt các ngành hoạt động trên. Sự gia tăng dân số, sự phát triển kỹ nghệ sẽ ngày càng tác động mạnh đến môi trường nước (dân số tăng lên một lần, nhu cầu nước tăng lên ba lần), do đó tài nguyên nước phải cung ứng nhiều hơn cho dân số tăng không những về lượng mà còn về phẩm. Muốn thế, phải tăng sự tái chế biến nước (water recycling) và tiết kiệm tài nguyên này, nghĩa là không xài phung phí nước. Nước tái chế biến là nước thải trong các ống cống nhưng đã được xử lý vứt bỏ các chất cứng và vài chất dơ để dùng lại trong tưới cây, tưới vườn, tưới sân golf, xe chữa lửa  v.v… Tiết kiệm nước có thể là theo tuần tự: rửa mặt, giặt giũ, rửa chân tay, cuối cùng mới dùng cho nhà vệ sinh. Từ đó lượng nước sử dụng đã giảm một nửa. Tiết kiệm nước tưới trong nông nghiệp như xử dụng nước nhỏ giọt (drip irrigation), tưới đúng chỗ, đúng kỳ, như tráng xi măng trên các mương dẫn nước, như vậy vừa bớt hư hao nước, vừa bớt cỏ dại ven mương.

Một công nghệ tái chế biến nước càng ngày càng ứng dụng (như ở thành phố Luân Đôn và Singapour) là thẩm thấu ngược (reverse osmosis). Thẩm thấu là một hiện tượng tự nhiên: nước bao giờ cũng chuyển dịch từ nơi có nồng độ muối khoáng thấp đến nơi có nồng độ cao hơn và quá trình diễn ra đến khi nồng độ muối khoáng từ 2 nơi này cân bằng. Trong thẩm thấu ngược, người ta phải dùng một áp lực đủ để đẩy ngược nước từ nơi có hàm lượng muối cao ‘thấm’ qua một loại màng đặc biệt để đến nơi có ít muối khoáng hơn.

Ngoài ra, bảo vệ tài nguyên nước cũng bao hàm phải chú trọng các vùng núi non hiểm trở vì chính các vùng này là nguồn phát sinh ra nước của dòng sông: đó là những tháp nước đưa nước về miền hạ lưu. Bảo vệ như không phá rừng đầu nguồn mà trái lại lo làm giàu thêm như tổ chức du lịch sinh thái, bảo tồn đất đai chống xói lở, giúp phát triển kinh tế các bộ tộc sinh sống. Cũng cần lưu ý là xử lý ô nhiễm phải làm trên toàn lưu vực một dòng sông vì nếu chỉ thực hiện chống ô nhiễm nước thải các nhà máy ở hạ nguồn mà trên thượng nguồn, nước ô nhiễm vẫn chảy về thì xem như vô ích.

Để tóm lược, nước là một tài nguyên con người phải trân quý, không để các dòng sông từ từ chết mòn, chết dần với các ô nhiễm vì ô nhiễm nước sẽ gây tác hại đến tuổi thọ loài người. Ngoài an ninh lương thực, ta còn phải chú ý đến an ninh nguồn nước sinh hoạt, vì về lâu về dài, dân số đông, nhu cầu nước nhiều, nếu không kiểm soát được ô nhiễm nước thì sẽ gây gánh nặng y tế như ung thư, dịch tả v.v.


10 . Tuyên ngôn về nước

Như trên đã viết, nước ngọt đóng nhiều vai trò cực kỳ quan trọng trong sinh hoạt, trong an ninh lương thực, trong sản xuất kinh tế. Tuy nhiên nhiều dấu hiệu cho thấy nước ngọt càng ngày càng hiếm có thể vì nhiều nguyên nhân: dân số tăng, thất thoát nước trong đường chuyển vận, ô nhiễm nước, hạn hán và sa mạc hóa, nước mặn xâm nhập, phá rừng, nước ngầm tụt sâu do khai thác nước giếng quá mức. Thực vậy, vài con số cho thấy vài vấn nạn của tài nguyên nước trên thế giới ngày nay:

●       Hơn 1/6 dân số toàn cầu thiếu nước sinh hoạt. Phụ nữ nhất là ở Châu Phi phải đội các bình nước đi bộ hàng cây số lấy nước nên không thể tham gia vào công việc nông nghiệp, kéo thêm nạn nghèo đói.

●       2,5 tỉ người, gồm gần 1 tỉ trẻ em, sống mà không có những điều kiện vệ sinh cơ bản, cứ 20 giây thì có một trẻ chết vì vệ sinh kém, nhất là do  bệnh dịch tả. 

●       Ở các nước đang phát triển, 70% chất thải công nghiệp đổ thẳng vào nguồn nước không qua xử lý.

●       Mỗi ngày, một người cần 2-4 lít nước để uống nhưng cần 2.000-5.000 lít nước để sản xuất ra thực phẩm hằng ngày cho một người.

●       Vào năm 2025, 1,8 tỉ người sẽ sống ở các quốc gia và các khu vực hoàn toàn thiếu nước, 2/3 dân số thế giới sẽ rơi vào tình trạng căng thẳng vì thiếu nước.

●       Tiêu thụ nước không đồng đều tùy theo mức phát triển: 3000 m3/dân/năm ở các xứ Âu Châu; 10 000m3/dân/năm ở Hoa Kỳ; 200m3/dân/năm ở các xứ đang mở mang như Ethiopie, Angola

Riccardo Petrella, một nhà xã hội học người Ý cùng với một số thức giả khác thường được nhiều người gọi là nhóm Lisbonne (Portugal) đã ra một Tuyên Ngôn về Nước (water manifesto) trong đó minh xác nước không phải là món hàng trao đổi được mà là một di sản chung của nhân loại. Tuyên ngôn cho rằng quyền tiếp cận với nước ngọt và sạch là một quyền cơ bản của con người. Không phải người giàu có tiền mà có thể hưởng thụ tài nguyên nước nhiều hơn người nghèo. Nông nghiệp, kỹ nghệ, sinh hoạt hàng ngày đều dựa vào nước. Tuyên ngôn minh xác nước là một chất không thể thay thế được nên mọi người và mỗi người đều có quyền cơ bản có nước uống cả phẩm lẫn lượng cần thiết cho cuộc sống và mọi công dân trên thế giới đều có nghĩa vụ hợp tác trong quản lý tài nguyên nước, tôn trọng quyền các thế hệ tiếp nối giữ gìn di sản chung.


11. Vài đại lượng cần biết trong thủy lợi

Tài nguyên nước bao gồm cả nước mặt do mưa rơi xuống sông, suối, ao hồ và nước ngầm. Nước ngầm cũng phụ thuộc vào lượng nước mưa rơi và tính chất thấm nước của đất đá. 

Thủy lợi là khoa học tổng hợp nhằm đánh giá, khai thác xử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên nước và bao gồm đánh giá và quy hoạch nguồn nước; khảo sát và thiết kế, xây dựng công trình; quản lý lưu vực; chỉnh trị sông, bờ biển.

Thủy văn (hydrologie) là lĩnh vực nghiên cứu khoa học về nước thông qua quan trắc, phân tích và công thức hóa. Cũng là khoa học ứng dụng nhằm điều khiển và xử dụng nước. Chế độ thủy văn giao động theo mùa về mực nước, về dòng chảy, về thành phần và nồng độ các chất hòa tan, sự thay đổi lòng sông.

Bốc thoát hơi nước là lượng nước bốc hơi từ mặt đất và thoát hơi từ cây. Do giá trị thực tế của lượng hơi nước bốc ra từ đất và từ cây rất khác nhau, tùy theo tính chất đất, hàm lượng nước, thảm cây che phủ đất nên các nhà khoa học đề nghị một lượng bốc thoát hơi nước tiềm tàng (évapotranspiration potentielle) để dễ so sánh. Bốc thoát hơi nước tiềm tàng là lượng nước tối đa thoát ra từ một thảm thực vật thấp và dày đặc đồng đều không bị hạn chế và bốc hơi từ đất lên, khi lượng nước cung cấp hoàn toàn bảo đảm trong những điều kiện khí hậu thổ nhưỡng nhất định.

Lưu vực sông (bassin versant; watershed) là vùng lãnh thổ mà sông nhận được nước nuôi dưỡng. Có vài sông lưu vực lớn ở Việt Nam như sông Mekong, sông Hồng v.v. Trong thủy lợi, diện tích lưu vực sông được tính từ nguồn đến vị trí công trình tính toán… Ví dụ: sông Đà có diện tích lưu vực là 52 900 km2, nhưng sông Đà ở Hòa Bình thì lưu vực là 51 800 km2.

Đoạt giang (river piracy). Đầu nguồn một dòng sông có thể do xói mòn lùi ngược và đoạt  nước thượng nguồn của một dòng sông thuộc lưu vực khác. Một vài sông miền Trung đã do xói mòn vào đường phân nước nên đã ăn vào phần thượng nguồn dòng sông lưu vực bên Lào.

Lưu lượng dòng sông (débit)

Lưu lượng nước là lượng nước chảy qua một mặt cắt ngang của lòng dẫn hoặc ống dẫn trong một đơn vị thời gian một giây. Đơn vị tính thường là m3/sec hay lit/sec.

Lưu lượng biến thiên theo thời gian:

Mùa lũ muộn dần từ Thanh Hóa đến Phan Thiết.

Mùa lũ ở Sông Chu: tháng 6- 10; sông Cả: tháng 8 -11; sông Gianh : tháng 9- 11. 

Từ Thừa Thiên đến Khánh Hòa: từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau. 

Từ Phan Rang đến Hàm Tân (Bình Tuy/Bình Thuận), mùa lũ xuất hiện tháng 7- 12

Lưu lượng lớn nhất của con lũ phụ thuộc chủ yếu vào cường độ, thời gian mưa và đặc tính lưu vực.

Mùa cạn là lúc lưu lượng dòng chảy thấp, giảm đến đáng kể. Nhiều dòng sông nhỏ có thể lội qua được. Sông Chu có mùa cạn từ tháng 11 đến tháng 5; sông Cả từ tháng 12 đến tháng 7; sông Gianh từ tháng 12 đến tháng 8. Từ Huế vào, mùa cạn từ tháng 2 đến tháng 8.

Nhiều tỉnh miền Bắc Trung Việt như Thanh, Nghệ, Tỉnh, Bình, Trị bị thêm gió Lào nóng thổi từng cơn ác liệt vì hiện tượng foehn, sự bốc thoát hơi của đất và của cây rất mạnh; có khi hạn hán kéo dài không trồng hoa màu được; nhiều hồ thủy điện bị khô nước.

Mật độ lưới sông là tỷ số giữa tổng số độ dài của tất cả sông suối trong hệ thống sông trên diện tích lưu vực. Trong khi miền Châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long, kinh rạch sông ngòi chằng chịt, mật độ lưới sông rất dày (2-4 km/km2) thì miền Trung, mật độ lưới sông thấp hơn (1.5-2 km/km2). Riêng các vùng có đá vôi như  Phong Nha, Kẻ Bàng ở Quảng Bình thì mật độ rất thưa (0.3-0.5 km /km2) vì đá vôi dễ thấm nước. Mật độ lưới sông vùng Phan Rang, Phan Thiết cũng thưa thớt vì lưu vực mưa ít và bốc hơi nhiều.

Hệ số dòng chảy là tỉ số giữa lớp dòng chảy (mm) và lớp nước mưa rơi trên lưu vực (mm) tạo nên lượng dòng chảy đó.

Hệ số xử dụng nước là tỉ số giữa lượng nước thực sự xử dụng và lượng nước được cung cấp. Hệ số này phản ánh tình hình mất nước trong quá trình xử dụng. Trong một hệ thống tưới ruộng thì hệ số này cho thấy tình hình mất nước từ nguồn tới ruộng như tổn thất do ngấm, bốc hơi, rò rỉ qua các bờ kênh. Thường hệ số này từ 0.5 đến 0.8. Muốn tránh rò rĩ trên kinh tưới, nhiều nơi dùng giải pháp bê tông hóa hoặc plastic hóa các kinh.

Hệ số thấm là tốc độ thấm nước vào đất

Hệ số tưới là lượng nước tưới cho một đơn vị diện tích cây trồng trong một đơn vị thời gian. Tính bằng l/sec/ha. Ví dụ trên lúa là 1 lit/sec/ha, nhưng trên bắp thì chỉ 0. 7 l/sec/ha

Hệ số nhám. Trong kinh dẫn nước có thể có thực vật phát triển, tăng độ gồ ghề của bề mặt, ảnh hưởng đến dòng chảy.

Mođun dòng chảy là lưu lượng nước sinh ra trung bình trên một đơn vị diện tích lưu vực trong một giâỵ.  Tính ra là lít/sec/km2.

Mođun dòng chảy năm lớn nhất đạt tới 70-80lít/sec/km2 tại lưu vực sông Tả Trạch (sông Hương) và nhỏ nhất chỉ có 5-10 lít/sec/km2 tại lưu vực sông Lũy Phan Thiết. Môđun dòng chảy đỉnh lũ có thể đạt 20-30 m3/sec/km2.

Dòng chảy bùn cát, còn gọi là dòng chảy rắn là lượng bùn cát do dòng nước vận chuyển trong lòng sông qua một mặt cắt nào đó, trong một khoảng thời gian nhất định như ngày, tháng, năm. Sông Hồng và sông Cửu Long có dòng chảy bùn cát nhiều phù sa lơ lửng rất lớn.

Kênh dẫn nước đưa nước từ công trình đầu mối (đập, hồ, nhánh sông v.v…) về phân phối cho hệ thống kênh điều tiết nước mặt ruộng, còn kênh tiêu (canal de drainage) dẫn nước thừa trên ruộng ra sông hoặc ra khu chứa nước tiêu.

Tưới nước có nhiều phương pháp:

●       Tưới ngập (submersion irrigation) tạo một lớp nước trên ruộng như trồng lúa. Đòi hỏi phải san bằng đất và đắp nhiều bờ để giữ nước.

●       Tưới rãnh (furrow irrigation) hoặc tưới thấm: đưa nước chảy theo rãnh để nước thấm vào đất theo chiều ngang, giữ được đất thông khí và xốp. Ứng dụng cho bắp đậu trồng theo hàng.

●       Tưới nhỏ giọt (drip irrigation): cung cấp nước từng giọt trực tiếp vào gốc cây. Nước tưới được lọc sạch cặn nếu không lỗ bị bít. Lưu lượng tưới rất nhỏ (thường chỉ vài lít trong một giờ) vừa đủ thấm vào đất.

●       Tưới phun (sprinkler irrgation): dùng máy bơm hút nước và phun lên thành hạt nhỏ như mưa. Ưu điểm là không cần đắp bờ, san bằng đất khi tưới nhưng khuyết điểm là tăng bốc hơi, tăng ẩm độ không khí có thể tạo điều kiện cho bệnh thảo mộc và ngoài ra, thiết bị bơm đắt tiền.

12. Các vấn nạn những dòng sông

Dòng sông vốn là một tài nguyên quí giá nhưng gặp các vấn nạn sau đây:

12.1. Lũ lụt. Vì các dòng sông miền Trung không dài, độ dốc núi non rất lớn, đồi núi trọc, không cây che phủ nên nước mưa, vốn tập trung vào vài tháng trong năm, dễ gây ra lụt, nhất là từ Thanh Hóa đến Quảng Nam. Rừng bị phá hại đã làm các quá trình địa mạo tiêu cực như xói mòn, rửa trôi, trượt lở đất xảy ra nhanh chóng.

Rừng có ảnh hưởng đến các yếu tố thủy văn trong lưu vực: rừng hạn chế dòng chảy mặt, chuyển nước mặt thành nước ngầm, nhờ vậy có tác dụng điều tiết nguồn nước sông suối rừng bảo vệ đất trên các triền lưu vực, giúp chống xói mòn. Những lưu vực có rừng che phủ thì độ ẩm không khí tăng cao, làm tăng lượng nước rơi địa hình. Chính nhờ các khả năng điều tiết to lớn như vậy của rừng nên sự phá rừng bừa bãi trên lưu vực đã dẫn đến những kết quả tai hại như lũ lụt xảy ra, hạn hán tiếp diễn, xói mòn triền dốc, đem theo cả sỏi đá lẫn cát bùn làm nhiều hồ chứa nước dễ bị bít và cạn, phải nạo vét định kỳ.

12.2. Hạn hán. Cũng vì phá rừng nên lượng mưa chảy tràn trên mặt (runoff) nhiều hơn lượng nước mưa thấm vào đất. Gặp mùa nắng kéo dài hoặc khi mùa mưa kết thúc sớm,  lưu lượng trên sông giảm dần nên nhiều nơi thiếu nước sinh hoạt.

12.3. Mặn hóa. Do bùng nổ dân số, sinh đẻ búa xua không kiểm soát, các đồng bằng miền Trung có diện tích đất trồng trọt được càng ngày càng nhỏ nên phải tận dụng thâm canh vào mùa khô, do đó phải bơm nước tưới ruộng, làm nước nhiễm mặn càng xâm nhập sâu. Do bơm nước, mực nước hạ thấp, cường độ thấm nước từ các sông tăng lên, làm nước mặn ngoài biển lấn vào. Vào cuối mùa nắng, khi dòng chảy của sông ngòi nhỏ nhất thì độ mặn lên xa trên mọi dòng sông miền Trung, gây khó khăn cho dân chúng về nước uống cũng như về tưới hoa màu. Cũng có chỗ hệ thống đê ngăn mặn bị vỡ khiến nhiều ruộng bị mặn, không trồng trọt được.

12.4. Sạt lở bờ sông. Sự khai thác bừa bãi càng ngày càng nhiều các tài nguyên như cát, sỏi, vật liệu xây dựng trên các dòng sông để xây cất trong quá trình đô thị hóa cũng như xây kè lấn ra bờ sông làm thay đổi dòng chảy hiện có, thay đổi cấu trúc/kết cấu/địa mạo dòng sông, gây nhiều vực sâu, đưa đến tình trạng sạt lở về lâu dài, như tình trạng các dòng sông như Thu Bồn, Trà Khúc v.v…  khiến nhiều gia đình sống mấp mé bên các triền sông phải di dời hàng năm.

12.5. Bùn cát lơ lửng. Nếu nhiều trong dòng nước thì các hồ chứa bị bồi đầy nhanh chóng. Sự phá rừng trên thượng nguồn làm bào mòn lưu vực và do đó, lượng phù sa lắng đọng sẽ tăng cao lòng sông và làm giảm sự thoát lũ. Sông Hương chảy qua thành phố Huế là một ví dụ điển hình: bùn cát làm dòng sông đục ngầu, không còn xanh trong như xưa.

12.6. Thủy triều và sóng lớn. Các rừng ngập mặn bị phá để làm đìa nuôi tôm, nên các làng duyên hải càng bị gió ngoài khơi thổi mạnh, không có hàng rào thực vật thiên nhiên chống đỡ, nên triều cường và sóng lớn lấn sâu vào đất liền; nhiều đìa nuôi tôm, nhiều ao nuôi cá cuốn trôi ra biển. Triều cường làm nhiều vùng thấp bị ngập hư hại và làm các đê bao, đê ngăn mặn bị phá hủy. Khi thủy triều vào trong sông, độ mặn lan truyền, khuếch tán. Dưới tác dụng của dòng triều, nước biển xâm nhập vào sông, đi về hướng thượng nguồn. Chiều dài xâm nhập phụ thuộc vào cường độ của dòng triều và lượng nước trên thượng lưu đổ về.

12.7. Ô nhiễm nước. Nếu xưa kia, nước quan trọng thì ngày nay, nước lại càng quan  trọng hơn. Lý do chính là do áp lực dân số, tạo nên nhu cầu nước. Kỹ nghệ phát triển, đô thị phát triển, dân số phát triển kéo theo nhiều phế thải và nhiều ô nhiễm; nhưng vì mọi ô nhiễm dù là từ đất (bãi rác rò rĩ, thuốc sát trùng, phân bón), dù là từ không khí (từ các khu kỹ nghệ, từ khói xe) nhưng cuối cùng rồi cũng phải chảy về chỗ thấp, nghĩa là vào nước. Tóm lại, nước không những phải nhiều cho một dân số càng ngày càng tăng (Việt Nam nay đã 80 triệu dân) mà còn phải  sạch để bảo đảm sức khoẻ. Nước mà dơ bẩn thì vô hình gây ra một gánh nặng cho nền y tế. Đặc biệt, trên các dòng sông miền Trung, có nhiều vạn đò sống trên sông và xử dụng trực tiếp nước sông nên dịch bệnh là một ám ảnh thường xuyên. Thực vậy, phần lớn phân người từ các đô thị đi thẳng vào sông ngòi mà không được xử lý. Rác rến đổ thẳng vào sông, nhiều dòng sông trở nên dơ bẩn, hôi hám và lại lấy nước đó để giặt giũ!

13. Quản trị các lưu vực

Mọi vấn nạn trên đều có tương quan với nhau. Mùa mưa, nước lụt cuốn trôi nhà cửa ruộng vườn vì mưa lũ nhiều do rừng đầu nguồn bị phá; mùa nắng thì do bơm nước nhiều quá sự luân lưu của dòng chảy (nước mặt và nước ngầm) nên nước mặn  xâm nhập sâu vào nội địa. 

Muốn giải quyết các vấn nạn trên, sự quản trị đồng bộ của lưu vực đòi hỏi những biện pháp tổng hợp:

●       trồng rừng ở đầu nguồn để chuyển một phần nước mặt thành nước ngầm nhằm hạn chế nước lũ dồn về hạ lưu quá nhanh, kéo dài thời gian truyền lũ. Rừng cây giúp giảm tốc độ dòng chảy, giảm lượng nước chảy tràn bề mặt và lượng đất bị xói mòn.

 Sự phát triển kinh tế và bảo vệ tài nguyên rừng không loại trừ lẫn nhau; đúng hơn, chúng phụ thuộc và hỗ trợ cho nhau. Tài nguyên rừng bảo vệ tài nguyên nước và nhờ tài nguyên nước, mới có những đập thủy điện nhỏ trên các vùng núi non, giúp nông dân thôn bản có thể giải trí nhờ truyền hình, giúp xay lúa, chà gạo, giải phóng phụ nữ khỏi các việc nặng nhọc lam lũ.

●       xây dựng các hồ chứa đầu nguồn để tích nước nhằm giảm mức độ của lũ. Các công trình giữ nước trên núi hay vùng gò đồi giúp điều tiết lượng nước. Có thể nuôi cá trên các hồ được đào theo hệ thống hồ bậc thang có phun nước, nhận nước và xả nước. Trên các suối, xây đập, làm hệ thống nước chảy tự động từ suối vào vườn để tưới cây trồng.

●       xây dựng các đập tức là những công trình chắn ngang dòng chảy, ngăn nước hoặc tạo thành hồ chứa để điều tiết lưu lượng, bớt được lũ lụt ở hạ lưu vào mùa mưa, bổ sung nguồn nước vào mùa nắng để tưới ruộng, cấp nước sinh hoạt, cải tạo môi trường đầm phá, tạo đầu nước phát thủy điện.

●       phân một phần lưu lượng lũ của sông chính vào sông nhánh. 

Và lồng ghép vào chương trình trên phải là một chương trình điều hoà dân số, -chú trọng vào chất lượng hơn là số lượng dân-, cũng giúp cải thiện môi trường sống, vì có sự liên hệ chặt chẽ giữa dân số và môi trường.


14. Kết luận
Xưa kia, không ai đặt nặng vấn nạn nước vì nước trong sạch, dồi dào. Nhưng ngày nay, dân số tăng lên kéo theo một loạt nhu cầu về năng lượng, về thực phẩm, về nhà cửa, về vật tiêu dùng nên nhu cầu về nước, từ nước sinh hoạt, nước nông nghiệp, nước kỹ nghệ càng ngày càng tăng, huống hồ với sự biến đổi khí hậu vì khí nhà kính, sự phá rừng, sự ô nhiễm lại làm nguồn cung cấp nước bị giảm đi, cả lượng lẫn phẩm. Con người phải nhận thức rằng nước là một tài nguyên hữu hạn nên càng phải trân quý, nghĩa là không phá rừng vì rừng làm tăng nguồn nước, không phung phí nước mà gắng tái chế biến.

Ở dưới bầu trời này, mọi sự đều có lúc, mọi việc đều có thời:

một thời để chào đời, một thời để lìa thế;
một thời dể phá đổ, một thời để xây dựng;
một thời để khóc lóc, một thời để vui cười;
một thời để than van, một thời để múa nhảy;
một thời để xé rách, một thời để vá khâu;
một thời để làm thinh, một thời để lên tiếng
                       (Giảng Viên 3:1-4, 7-8).

Ngày nay, chính là thời để lên tiếng, kêu gọi mọi người phải có tình thương Trái Đất, tình yêu thiên nhiên.Yêu thiên nhiên là không làm tổn hại đến thiên nhiên, núi rừng, cây cỏ. Yêu thiên nhiên là không làm nguồn nước bị ô nhiễm bởi các chất độc hại khiến cho con người cũng như các động vật không bị chết dần chết mòn. Niềm yêu thiên nhiên đưa ta đến khái niệm đạo đức sinh thái, không làm tổn thương đến các hệ sinh thái vốn nuôi nấng loài người từ thuở hàng trăm ngàn năm trước, lúc loài người từ vùng Đông Phi châu bắt đầu tản mác bốn phương. Phong trào ăn chay hiện nay cũng đóng góp rất nhiều cho môi trường thiên nhiên. Thực vậy, ăn chay giúp tiết kiệm rất nhiều đất vì không cần đồng cỏ, không cần có thực phẩm nuôi gia súc, tiết kiệm luôn cả nước tưới. Con người đã hủy hoại môi trường thì chính con người phải đóng góp cải tạo môi trường sống, nghĩa là bớt tiêu thụ, bảo vệ các hệ sinh thái từ rừng đến san hô biển, tạo ra một nếp sống hài hòa, sống an lạc cả Thân lẫn Tâm. Hiện nay, xu thế chung của thời đại là theo chiều hướng đó; nếu ta tiếp tay với các nhà sinh thái học bốn phương để dấy lên một phong trào yêu thiên nhiên, -màu xanh của rừng, của biển, của mây, của nước- thì có lẽ trái đất này mới thoát hiểm nghèo vậy.

 Thái Công Tụng

VGD Magasine Posts – Gs Thái Công Tụng


Feedback

The content on the post “Professor Thái Công Tụng and topics reviewed on VGD Magazine” is informative and engaging. It provides a good overview of Professor Thái Công Tụng and his reviewed works on VGD Magazine.

Feedback on Chapter 1: Ecology

The content delmited in the blog post is well-written and engaging. It provides valuable information about the topic of ecology. However, it could benefit from the following actions:

1. Add more subheadings to break up the text and make it easier to read.

2. Include relevant images or visual aids to enhance the understanding of the content.

3. Provide specific examples or case studies to illustrate the concepts discussed.

4. Consider adding internal and external links to further resources or related articles for readers to explore.

These actions would enhance the overall readability and engagement of the blog post. Keep up the good work!

Đa dạng sinh học và con người

Thái Công Tụng

                                                                                      Abstracts

Following introduction in section 1 about the importance of biological diversity in this world, highlighted by the United Nations by declaring 2010 as the International Year of Biodiversity, section 2 discusses biodiversity of species, of ecosystems, of genes. Section 3 deals about biodiversity in tropical forests. Roles of biodiversity are in section 4: ecological, economical, social and spiritual. Biodiversity is of great economic value, since it has the potential to contribute in medicinal products, in essential oils derived from plants, in genetic improvement. It contributes also to sustainable development including watersheds, soil and coastal protection, climate and water regulation, environmental stability and carbon sequestration. Biodiversity conservation is discussed in section 5. Biodiversity and Buddhism are in section 6: various sutras are cited to prone the real compassion with all beings animal or vegetal…The law of causality taught that a behavior has a natural relationship to its resulting consequences in the physical world. In Buddhism, all things are interrelated/interconnected and do not have an autonomous existence, so the health of the whole is inseparably linked with the health of the parts and vice versa. By living simply,  one can be in harmony with other creatures and learn to appreciate the interconnectedness of all that lives .

1.Nhập đề. Đa dạng sinh học càng ngày càng được chú trọng trong lãnh vực môi trường, nhất là từ khi có Đại Hội Toàn cầu về trái đất ở Rio (Ba Tây) năm 1992.  Đại hội này quy tụ các lãnh tụ toàn thế giới về các vấn đề đặt ra trong lãnh vực môi trường trên hành tinh chúng ta đang ở và báo động về các nguy cơ hiểm hoạ đang chờ đón nếu chúng ta lơ là về sự bảo vệ môi trường.Nhiều vấn đề như sưởi ấm toàn cầu, lổ hổng ozôn, sự phá rừng xích đới, sự ô nhiễm không khí, mưa axít, giảm đa dạng sinh học, khu vực đánh cá bị cạn kiệt, mực nước biển dâng cao, v.v. là những vấn đề nhức nhối của nhân loại, nhất là khi áp lực dân số tăng mỗi ngày làm diện tích sống của mỗi người càng bị thu hẹp lại. Riêng năm 2010, Liên hiệp quốc chọn làm Năm quốc tế đa dạng sinh học với mục tiêu tăng cường nhận thức của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học, chia sẻ thông tin về những thành tựu trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học do cộng đồng và Chính phủ thực hiện.

2.Thế nào là đa dạng sinh học? Đa dng sinh học là toàn bộ các môi trường tự nhiên và mọi hình thức cuộc sống trong đó có động vật, thực vật, khuẩn, vi khuẩn với mọi tương quan, tương thuộc giữa chúng và các môi trường. Đời sống trên mặt đất có 3 mặt tương thuộc:

đa dạng các loài (kể cả loài người) . Ngày nay, người ta ước tính có đến 10 triệu loài đa tế bào và chỉ chừng 1.8 triệu là được xác định .Ngoài biển thì san hô, cá biển, chim biển, thú biển, bò sát, động vật đáy, động vật phù du, rong biển, cỏ biển ..Trên cạn, thì động vật có vú, loài chim, loài bò sát, thực vật thì ẩn hoa, hiển hoa, rong rêu v.v.Trong đất cũng có nhiều động vật và vi cơ thể nhiều loài.

đa dạng cá nhân (đa dạng gien) trong mỗi loài. Vài ví dụ:

Lúa cũng có nhiều loài :

Vụ chiêm em cấy lúa di,
Vụ mùa lúa dé, sớm thì ba giăng
Thú quê rau cá đã từng
Gạo thơm cơm trắng chi bằng tám xoan

Cá cũng có nhiều loài:

Nhà tôi nghề giã nghề nông
Lặng thì tôm cá đầy trong đầy ngoài
Cá trắng cho chí cá khoai
Còn như cá lẹp, cá mai cũng nhiều.

Rau cải cũng rất đa dạng như trong bài ca dao sau:

Ai đâu mà chẳng biết ta
Ta ở Xóm Láng, vốn nhà trồng rau
Rau thơm, rau húng, rau mùi
Thì là, cải cúc, đủ loài hành hoa
Mồng tơi, mướp đắng, ớt cà
Bí đao đậu ván
vốn nhà trồng nên

đa dạng môi trường sống: môi trường sống có  thể  là 

cái ao : Ao thu lặng lẽ  nước trong veo (Nguyễn Khuyến)

một con sông : Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

Con thuyền xuôi mái nước song song (Xuân Diệu)

một ngọn đèo : Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ  cây chen lá  lá  chen hoa (Bà Huyện Thanh Quan)

Đó là đa dạng về hệ sinh thái . Nói cách khác, đa dạng sinh học là mức độ phong phú của tạo vật và là kết quả của hơn hàng ngàn triệu năm, từ lúc Trái đất được thành hình đến nay. Trong văn thơ Việt, thực vật và động vật luôn luôn là những đề tài gửi gắm trong ca dao cũng như trong các bài thơ .Trong bài thơ tả cảnh đồng quê Việt :

Gió may nổi bờ tre buồn xao xác

Trên ao bèo tàn lụi nước trong mây

Hoa mướp rụng từng đoá vàng rải rác

chuồn chuồn nhớ nắng ngẩn ngơ bay

Ta thấy nào là động vật (chuồn chuồn) với thực vật (mướp, tre, bèo) chan hoà man mác trong bài. Ca dao thường phảng phất nhiều thực vật:

Xăm xăm bước tới vườn trầu

Hỏi thăm lê, lựu, mãng cầu chín chưa ?

Ngó  lên đám bắp trổ  cờ,

Đám dưa trổ nụ, đám trổ bông

Đa dạng sinh học cũng hiện diện trong lời kinh A Di Đà, với vô số loài chim: Lại còn đây nữa, ông Xá-lỵ-phất, nước kia thường có đủ các giống chim, màu sắc lạ đẹp, như chim bạch hạc, khổng tước, anh vũ, cùng chim xá-lỵ , ca-lăng-tần-già và chim cộng mệnh. Các giống chim ấy, ngày đêm sáu thời, hót tiếng hoà nhã.

Trong bản nhạc Nhớ mùa thu Hà Nội, có những câu:

Hà Nội muà thu cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ nằm kề bên nhau

Phố xưa nhà cổ mái ngói thâm nâu

Hà Nội mùa thu,  mùa thu Hà Nội, mùa hoa sữa về thơm từng cơn gió,

mùa cốm xanh về thơm bàn tay nhỏ, cốm sữa vỉa hè thơm bước chân qua

Hồ Tây chiều thu, mặt nước vàng lay bờ xa mời gọi Màu sương thương nhớ

Bầy sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời

Ta cũng thấy ngay thực vật (cây bàng, cây cơm nguội ..), động vật (sâm cầm), cùng đứng chung trong bài hát .

Đa dạng sinh học trong văn học Việt cũng nhan nhãn trong các bài hát như: hoa ngọc lan, hoa tigôn, hoa cúc, hoa mai, hoa đào, hoa quỳnh v.v. Cây cũng vậy có mặt trong ca dao, thơ, nhạc, từ cây cau, cây khế, cây xoài, cây nhãn đến bằng lăng.
Tóm lại, đa dạng sinh học chính là chim trời, cá nước, san hô ngoài biển, cá sông, cá biển cùng động vật hoang dã, thực vật trong rừng, kể cả các khuẩn, tảo, vi cơ thể trong đất, tóm lại mọi hình thức của sự sống muôn màu muôn vẻ .

3.Đa dạng sinh học trong rừng nhiệt đới .

Những loại rừng ôn đới hay rừng thông phương Bắc không có nhiều loài thực vật trong khí đó thì các rừng nhiệt đới có rất nhiều loài, đặc biệt là các vùng sau đây:

-Vùng Amazon. Rừng Amazone, rộng đến 7 triệu km2, xuyên qua nhiều xứ như Bresil, Perou, Venezuela, Guyana, Surinam. Rừng rậm và chứa nhiều loài thực vật, động vật, côn trùng, loài bò sát, chim muông. Trong rừng vùng Amazon có trên 3000 loài cây ăn trái từ chuối, avoca, cam, chanh, bưởi, chưa kể đến cây lúa, khoai tây, bắp, riềng, gừng, khoai môn, mía, cà phê, quế; còn chim muông, loài bò sát, động vật hoang dã thì cũng rất nhiều. Sông Amazon của Brasil có chứa nhiều loại cá hơn tất cả các sông ngòi Âu Châu.  Khu vực này là quê hương của khoảng 2.5 triệu loài côn trùng, hàng chục nghìn loài thực vật, và khoảng 2 000 loài chim cùng thú. Tới nay, ít nhất khoảng 40 000 loài thực vật, 3 000 loài cá, 1294 loài chim, 427 loài thú, 428 loài động vật lưỡng cư, và 378 loài bò sát đã được phân loại khoa học trong khu vực này. Khoảng 20 % loài chim trên thế giới sống trong các khu rừng nhiệt đới Amazon.

-Vùng lưu vực sông Congo. Lưu vực sông Congo bao trùm các xứ như Cameroun, Cộng Hoà Trung Phi, Congo Brazzaville, Congo Kinshasha, Guinée Equatoriale, Gabon cũng chứa nhiều rừng và đa dạng sinh học rất lớn.

-Vùng Nam Phi . Vùng Nam Phi châu với diện tích 1,1 triệu km2 (110 triệu hecta), ứng với Bostwana, Lesotho, Mozambique, Liên Bang Nam Phi, -tương ứng với 1% diện tích  đất lục địa  của quả địa cầu,- cũng có nhiều loài chim, cá, cây, loài bò sát, động vật có vú.

Vùng New Guinea. Vùng Papua New Guinea cũng còn rất nhiều thực vật chưa ai nghiên cứu . Trải dài từ các đảo Indonesia đến hải đảo Thái Bình dương, xuyên qua New Guinea.

Riêng Việt Nam cũng là nơi hội lưu của ba luồng di cư sinh vật từ nhiều khu vực Nam Hoa, Mã Lai, Ấn Độ nên thực vật  cũng kế thừa cả ba luồng :

• luồng thực vật miền núi Tây Bắc châu thổ sông Hồng có nhiều giống cây như thảo mộc miền núi Himalaya hay Nam Hoa, rụng lá vào đông  như các cây thuộc họ Dẻ (Fagaceae), họ Thích (Aceraceae), họ Nhài (Oleaceae) .

• luồng thực vật mang các yếu tố Mã Lai-Indonesia bao gồm các cây thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae) như chò chỉ, dầu song nàng,                    .
• luồng thực vật mang các yếu tố Ấn Độ-Miến Điện gồm những cây thuộc họ Bàng (Combretaceae) như chò xanh, chò nhai (Anogeissus tonkinensis) và một số loài thuộc chi Combretum họ Bằng Lăng (Lythraceae), họ Gạo (Bombacaceae ) rụng lá vào mùa khô.

Riêng về biển cũng có nhiều đa dạng sinh học với tôm, mực, ghẹ, ốc nhảy, trai, nghêu lụa, cá ngựa, hải sâm với nhiều loài san hô thuộc 2 nhóm san hô cứng và san hô mềm; có  loài cá rạn san hô.

4. Ich lợi của đa dạng sinh học. Đa dạng sinh học có 3 vai trò quan trọng sau đây:

4.1.Vai trò sinh thái. Ða dạng sinh học và biến đổi khí hậu có liên quan chặt chẽ và tương tác với nhau. Với rừng rú được bảo tồn, sức khoẻ con người được tăng lên vì rừng toả ra oxy qua hiện tượng quang hợp và hút bớt các khí độc do khói nhà máy, khói xe hơi do hàng vạn chiếc suốt ngày đêm di chuyển phát ra. Đó là các khí nhà kiếng (green house gas) làm đảo lộn khí hậu trái đất .

Lợi ích gián tiếp của đa dạng sinh học là hỗ trợ đắc lực cho các hệ sinh thái, điều hòa khí hậu, tạo ra ô-xy, giữ nguồn nước và cung cấp nước, chống xói mòn, bảo vệ đất đai ở mọi nơi,giúp hạn chế biến đổi khí hậu. Rừng nhiệt đới Amazon là một khu bảo tồn thiên nhiên trên thế giới. Đó là khu dự trữ sinh quyển (cái phổi) cho loài người, nhờ vào sự hấp thụ CO 2 của cây cối rồi thải oxygen ra không gian. Hơn 20% oxygen trên thế giới tiết ra từ rừng nhiệt đới Amazon.

4.2.Vai trò kinh tế như nguồn gen cho nông nghiệp, nguồn thuốc cho y tế, nguồn lương thực. Trước kia, con người sử dụng các sản phẩm hoá học nhiều nhưng ngày nay, mới thấy hoá học đưa đến những phản ứng phụ gây nguy hại cho sức khoẻ nên càng ngày nhân loại chú trọng nhiều về sinh học (Bio). Các nhà nghiên cứu sàng lọc các hợp chất thiên nhiên (các chất có hoạt tính sinh học, tinh dầu, hương liệu) từ tài nguyên sinh vật trên đất liền, dưới biển và vi sinh vật để tổng hợp các chất có giá trị kinh tế, khoa học cao để sử dụng trong các ngành y dược, mỹ phẩm, công nghiệp v.v.

Công nghệ sinh học đang dần dà chiếm nhiều lãnh vực,  từ trang điểm với các công ty mỹ phẩm ngày nay sử dụng các tinh dầu thực vật để làm phấn, son, nước hoa  trong ngành biocosmetics, sinh vật chuyển đôi gen (OMG) với cà chua, đậu nành, bắp với biotechnology đến cải thiện môi trường nước với bioremediation, biofiltration v.v..

-thuốc thang (Đông y và Tây y ) . Xưa kia, ngành Đông Y chỉ dùng toàn thuốc nguồn gốc thực vật . Gừng, tỏi, artichaut, lá dâm bụt, rau thơm v.v. đều sử dụng trị các chứng đau; ngày nay Tây Y cũng sử dụng nghiên cứu thực vật để tìm ra các tinh chất trị bệnh. Rừng cây là một nguồn cung cấp dược liệu quan trọng cho con người; nếu ta hủy hoại rừng, vô hình chung nguồn thuốc chữa bệnh cũng mất luôn. Các chiết xuất từ nhiều cây trong rừng giúp trị nhiều chứng bệnh. Vào trong tiệm thuốc Tây ngày nay, ta thấy cũng có trưng bày các loại thuốc của nhiều hãng như Adrien Gagon, Jamieson ..của Canada, Vogel của Thụy Sĩ để trị cảm, cúm, dị ứng, ho khan v.v. bằng các thực vật khác nhau.

Năm 1983 không một hãng hay cơ quan nào của Hoa Kỳ làm nghiên cứu về thảo dược mà ngày nay có hơn 100 hãng thuốc đã lên dự án thiết lập nhiều chương trình nghiên về thảo dược như Merck, Abbott, Bristol-Myers Squibb, Eli Lilly, Monsanto và Cơ Quan chống Ung Thư Hoa Kỳ (US National Cancer Institute). Cơ quan này cho biết có hơn 3 000 loại cây dùng để chữa trị ung thư trong đó 70% là dược thảo từ rừng nhiệt đới. Chưa kể đến còn nhiều chất hóa học trong dược thảo chưa khám phá bởi con người để chữa trị những căn bệnh hiểm nghèo như lao phổi (tuberculosis), viêm gan, HIV, AIDS, v.v….mà có thể những hóa chất dược thảo này sẽ tìm được trong rừng Amazon chăng

Rừng nhiệt đới là nhà thuốc cho thế giới . Nhờ đa dạng sinh học, nhất là thảo mộc hoang dã trên núi, nên nhiều dược phẩm mới có khả năng được phát hiện qua các khảo cứu các thảo mộc thiên nhiên trong rừng.. Nếu ta hủy hoại rừng, vô hình chung tài sản gien của nhân loại bị phá vỡ luôn. Trong rừng nhiệt đới có vô vàn cây cho thuốc, từ lá, rễ, trị nhiều chứng bệnh thuốc lợi tiểu, chống đau nhức, trị kiết, thổ tả, mụt nhọt. Ở Bắc Mỹ 25% toa thuốc chế biến từ dược thảo. Vào những năm 2000 thuốc tiêu thụ từ dược thảo lên đến 4.5 tỉ đô la. Ngày nay trên toàn thế giới lưu lượng dược thảo được bán ra hơn 40 tỉ đô la hàng năm chiết ra từ 90 loại cây rừng nhiệt đới. 25% các loại thuốc chống ung thư ngày nay trích ra từ dược thảo vùng nhiệt đới.

nguồn gien cho cải tạo thực vậtĐa dạng sinh học càng nhiều thì qũy gien càng phong phú và càng phong phú thì cơ hội lai tạo các giống mới kháng hạn, kháng lạnh, kháng phèn, kháng mặn.. .càng dễ thành công . Đó là lý do Liên Hiệp Quốc có Công Ước quốc tế về đa dạng sinh học. Nhiều giống cây, nhiều giống hoa màu hoang dã  nhưng lại chứa đựng một quỹ gen rất phong phú . Nhờ quỹ gen đó mà có thể thay đổi hay cải thiện các giống hiện có, bằng cách lai giống, ghép cây, để tạo ra các giống mới thích nghi với môi trường mới, kháng sâu hơn, giúp cải thiện môi trường. Sự đa dạng sinh học là điều kiện cần thiết để có một quỹ gen phong phú..

lương thực:  Rừng cây cũng có tài nguyên lưong thực với măng tre, nấm, sim, muồng v.v.

Ba năm trấn thủ lưu đồn
Ngày thì canh điếm, tối dồn việc quan 
Chém tre đẵn gỗ trên ngàn
Hữu thân, hữu khổ phàn nàn cùng ai
Miệng ăn măng trúc, măng mai
Những giang cùng nứa lấy ai bạn cùng 
Nước giếng trong con cá nó vẫy vùng

4.3.Vai trò xã hội và tâm linh. Đa dạng sinh học có giá trị thẩm mỹ, văn hóa, nghệ thuật, giáo dục nâng cao tầm hiểu biết của con người. Đa dạng sinh học với thảo nguyên, rừng dày, rừng thưa, rừng ven sông, suối, ao hồ, biển giúp ngành du lịch nghỉ ngơi chưa kể đó cũng là chốn tâm linh giúp lắng đọng, nội tâm yên ổn, giúp giảm stress vốn gây rất nhiều bệnh thời đại  ..

Rừng giúp con người thư giãn, tìm lại sự im lặng, tĩnh mịch:

Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
 Người khôn người đến chốn lao xao .

Đa  dạng sinh học với rừng cây,  ao hồ, sông suối, thác nước giúp con người ngày nay tránh cảnh ồn ào , chen lấn giúp họ có những quãng ngày thanh thản, tác động đến nội tâm. Thực thế, có ở trong cảnh phố phường chật hẹp người đông đúc với tiếng động nhức tai điếc óc  thì mới cảm nghiệm được sự yên tĩnh êm đềm lắng đọng trong khu rừng, mới  chiêm nghiệm trong thinh lặng và an bình, suy tư trong tình trạng thần trí lắng đọng.  Con người tìm lại chốn tĩnh lặng, giúp tâm không còn vọng niệm, giúp tâm buông xả, không phân biệt những cặp đối đãi như giàu/nghèo, sang/hèn, tốt/xấu v.v. Tâm  an vui tự tại, không dính mắc, tâm không vọng niệm, tâm buông xả  như bài thơ sau đây:

“Sống không giận, không hờn, không oán trách
Sống là động, nhưng lòng luôn bất động
Sống là thương, nhưng lòng chẳng vấn vương
Sống yên vui, danh lợi mãi coi thường
Tâm bất biến, giữa dòng đời vạn biến.”

Trong mọi xứ, tín ngưỡng dân gian xem cây chứa đựng những linh hồn, những bà tiên, những bà phù thủy có phép màu nhiệm. Các thần thoại, các huyền thoại, các phônklo đều hàm ẩn những điều ấy. Người Việt thuở xưa vì không chế ngự được thiên nhiên: gió, mưa, lụt lội, sấm sét, thú dữ nên tôn thờ mọi thần linh: thần lửa, thần mưa, thần gió, thần cây, thần đá và mọi vật linh như chim (trĩ, công..). Thần linh có mặt trong rừng, trên cây, khúc sông, thác nước…cho nên thường có những lễ hội cầu trời, cầu thần linh phù trợ cho con người. Ở nông thôn Việt Nam, ngưòi dân quê xem cây cổ thụ như chứa một cái gì linh thiêng, có thần cây tàng ẩn trong đó nên thường đem lễ vật, que hương ra cúng bái. Cây thông tượng trưng cho người quân tử:

Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo…

5.Bảo tồn đa dạng sinh học. Muốn bảo tồn đa dạng sinh học, các nước thường thiết lập vườn quốc gia (national park) khu bảo tồn thiên nhiên (nature reserve), khu lâm sản nghiên cứu thí nghiệm, các vườn sưu tập cây để cho hột (arboretum). Nhiều Trung Tâm Khảo Cứu trên thế giới đã phải sưu tập rất nhiều hạt giống cuả mọi giống lúa, mọi giống đậu, khoai tây, bắp…và tồn trữ trong các kho lạnh để cho khỏi mất tỷ lệ nẩy mầm trong hàng chục năm.Thực vậy, hiện nay trên thế giới có quãng trên 10 Trung Tâm quốc tế, rải rác trên toàn thế giới, chuyên có một bộ phận lo sưu tập và bảo tồn quỹ gien các loài. Nào là CIMMYT ở Mexico ,đặc trách lúa mì và bắp, y như tên gọi Centro Internacional Mejoramiento Maiz y Trigo, nào là CIAT (Centro Internacional Agricultura Tropicale) ở Colombia  lo sưu tập các loại đậu, nào là ICRISAT ở Ấn Độ (International Crops Research Institute SemiArid Tropics) sưu tập đậu phụng và đậu triều tức Cajanus indicus, nào là IRRI ở Phi luật tân (International Rice Research Institute) chuyên về lúa, từ lúa ruộng đến lúa rẩy, từ lúa tẻ đến lúa nếp, lúa nổi  đến lúa chịu phèn, kháng mặn, nào là CIP (Centro Internacional de la Papa) ở Pérou lo về khoai tâỵ  Từ 1968, Viện IRRI đã du nhập và tồn trữ trong kho lạnh gần 70.000 giống lúa (trong đó 63000 ở Á Châu). Muốn cho an toàn hơn, cứ mỗi giống lúa, họ gửi một nửa sang Mỹ, hiện tồn trữ trong kho lạnh ở Colorado (U .S. National Seed Storage Laboratory ở Fort Collins).

Hầm ngầm chứa hạt giống của nhân loại được duy trì ở nhiệt độ −18°С, nằm dưới độ sâu 120m, tại một vùng núi xa xôi trên một hòn đảo ở Spitsbergen, Na Uy.

 Nền tảng cuả cuộc cách mạng xanh hiện nay là nhờ vào quỹ gien trên. Các nhà bác học đã xử dụng quỹ gien để tạo giống mới kháng hạn hơn, cao năng hơn, kháng sâu bệnh hơn. Căn bản di truyền trong sự cải thiện thực vật là nằm trong các gen mà một khi các gien bị mất đi (do phá rừng, do đô thị hoá) thì các nhà di truyền học không tìm đâu ra các gien để còn tiếp tục lai giống.

Tóm lại, bảo vệ đa dạng sinh học chính là bảo vệ con người. Vì sao ? Con ngưòi nhờ rừng vì không rừng thì không có nước. Không rừng thì đất cằn cỗi mà đất cằn thì không sản xuất được lương thực, gây nạn đói kém. Không rừng thì lụt lội, chết người, mất của.. Con người nhờ gen đa loại để cải thiện giống, giúp an ninh lương thực trong bối cảnh người càng ngày càng đông.

6.Phật giáo và đa dạng sinh học. Trong ngũ giới của Phật giáo, điều khoản thứ nhất là cấm sát sanh, nghĩa là cấm gây nên cái chết cho bản thân và tha nhân. Nền đạo đức của Phật giáo là lòng thương yêu thực sự đối với mọi sinh linh. Như vậy cũng có nghĩa là không săn bắn hoang thú.. Như vậy, ta phải bảo tồn rừng rú vì nếu không có rừng thì loài thú hoang, chim muông sẽ không nơi trú ẩn .Tục ngữ ta cũng có nói đến hai tội lớn trong môi trường : đó là Nhất phá sơn lâm, nhì đâm Hà Bá .

Trong kinh Địa Tạng, phẩm thứ tư, Nghiệp cảm của chúng sanh, có đoạn Đức Phật khuyên như sau: Này bốn ông Thiên Vương ! Nếu gặp kẻ sát hại loài sinh vật, thời dạy rõ quả báo vì ương lụy đời trước mà phải bị chết yểu.Nếu gặp kẻ buông lung săn bắn  thời ngài dạy rõ quả báo kinh hãi điên cuồng mất mạng. Nếu gặp kẻ đốt núi rừng cây cỏ  thời ngài dạy rõ quả báo cuồng mê đến chết.Nếu gặp kẻ dùng lưới bắt chim non thời ngài dạy rõ quả báo cốt nhục chia lìa.Nếu gặp kẻ dùng nước sôi hay lửa, chém chặt, giết hại sanh vật thời ngài dạy rõ quả báo phải luân hồi thường mạng lẫn nhau.

Trong kinh Pháp Cú là kinh nhật tụng của Phật giáo Tiểu thừa, phẩm Phật đà, ta bắt gặp các câu:

Trong cơn nguy khốn bàng hoàng, Con người tìm trú dưới hàng cây thiêng

Hoặc vào đền miếu, chùa chiền, Hoặc lên đồi núi, hoặc miền rừng hoang

Như vậy cũng đủ nói lên vai trò của rừng trong tâm linh. Đức Phật Thích ca có những lời nhắn nhủ ghi lại trong kinh Pháp Cú, phẩm A La Hán:

Khả ái thay núi rừng

Chỗ người phàm không ưa

Người li tham ưa thích

Vì không tìm dục lạc

Trong cuộc sống đầy biến động, ta hãy tạo cho mình một niềm tin và một tâm bình an, buông xả .

Theo thuyết tương tức, tương nhập, trùng trùng duyên khởi thì mọi việc đều liên quan đến nhau: rừng cây tác động đến nước, nước tác động lên mực nước biển dâng, ảnh hưởng đến các vùng đất thấp duyên hải, ảnh hưởng đến lương thực v.v.nói cách khác, cái này có vì cái kia có, cái này không vì cái kia không.. Thân thể bao gồm bốn yếu tố: đất, nước, gió, lửa. Khi chúng kết hợp và tạo thành cơ thể, ta gọi chúng là đàn ông, đàn bà, cho chúng một cái tên để có thể dễ dàng nhận ra chúng, nhưng thực con người chỉ vay mượn các yếu tố trên để sống còn, còn mượn thì còn trả; hết mượn, thì chết .

Cũng như thế, Trái Đất cũng gồm  Tứ Đại là đất, nước, gió, lửa. Bốn yếu tố này cũng tương quan, tương thuộc:  vấn đề rừng ngập mặn, rừng đầu nguồn, dân số đông, khí nhà kiếng, an ninh lương thực v.v. đều là một vì cái này ảnh hưởng đến cái kia .Do đó, nếu nước bị ô nhiễm, nếu không khí bị ô nhiễm, nếu phá rừng ngập mặn, phá rừng đầu nguồn v.v, thì con người đã tự huỷ hoại mình!  Nói khác đi, hiểu rõ thiên nhiên ta sẽ hiểu rõ giáo pháp và hiểu rõ giáo pháp ta sẽ hiểu rõ thiên nhiên. Như vậy, phải vứt bỏ khái niệm về ‘ngã’ vì con người nhờ không khí để thở, nhờ nước để uống, nhờ rừng mới có dòng nước.

Con người mà còn tự ngã là còn đau khổ .Căn bản của những lời dạy của Đức Phật là hiểu rõ tự ngã chỉ là trống không. Không còn dính mắc vào tự ngã, vào hạnh phúc thì sẽ có hạnh phúc thật sự. Hãy tập xả bỏ một cách tự nhiên, không cần tranh đấu gay go, chỉ đơn thuần xả bỏ, sự vật thế nào thì cứ để nó thế đó — không nắm giữ, không dính mắc, tự do giải thoát. Khi hiểu rõ vô ngã thì gánh nặng của cuộc sống sẽ được bỏ xuống, sẽ an lạc với mọi sự. Đúng như trong câu thơ của Cung Oán ngâm khúc: Cái thân ngoại vật là tiên trên đời”.

7.Kết luận. Như vậy, đa dạng sinh học với sinh vật -động vật và thực vật- từ trên cạn đến dưới nước đều có vai trò to lớn và đạo Phật qua điều răn trong ngũ giới đã khuyến cáo sự đa dạng sinh học. Trong khi đó thì nạn phá rừng vẫn hoành hoành, phá hủy tài nguyên sinh học và   sự ác dưới nhiều hình thức khác nhau vẫn đang góp phần phi nhân hóa con người bằng cách làm giảm thiểu cảm thức về nhân tính nơi những cá nhân và trong các cộng đồng. Tình trạng bi đát này mời gọi mọi người trên hành tinh Trái Đất này chung sức để vạch trần những mối đe dọa chống lại sự sống con người và để thức tỉnh lương tâm đạo đức của mọi công dân các tín đồ, tạo nên sự phục hưng tinh thần và đạo đức của các cá nhân lẫn xã hội để họ có thể là những nghệ nhân thực sự xây dựng hòa bình, yêu thương, bảo vệ và phát triển sự sống con người trong mọi chiều kích. Chợt nhớ về bài thơ dài của  tác giả đoạt giải Nobel 1974 Harry Martinson, một “sử thi” mang nội dung “khoa học giả tưởng”. Thiên tai không giết nổi Trái Đất, thì nhân tai đã giết:

Ta được chở che khỏi bất cứ điều chi:
tàn phá, hỏa tai, bão bùng, băng giá,
hay bất cứ điều gì óc ta hình dung được –
nhưng chẳng được chở che khỏi chính loài người.”

 Thái Công Tụng

 (Tham-luận Tổ-đình Từ-Quang  July 2013 )

Cơm nguội vàng hay còn gọi là cây sếu, phác, cơm nguội Trung Quốc (tên khoa học: Celtis sinensis Pers.,  là một loài thực vật thuộc chi Cơm nguội, họ Gai dầu (Cannabaceae).

Bàng: Terminalia catappa là một loài cây thân gỗ lớn sinh sống ở vùng nhiệt đới, thuộc họ Trâm bầu (Combretaceae).

Cây hoa sữa (cây sữa) còn có tên mùa cua, mò cua, mồng cua. Tên khoa học là Alstonia Scholaris (L).

Sâm cầm (Fulica atra) là một loài chim thuộc họ Gà nước (Rallidae) .

Cao nguyên phố núi cao phố núi mù sương

Thái Công Tụng

October 14, 2020

Facebook Twitter Linkedin

Abstracts

This paper which aims at providing an assessment of the Central Highlands of Viet Nam is structured into 10 sections.

Following the introduction on geographical setting in section 1, section 2 describes the main  ecosystems which are natural units, relatively uniform in terms of geomorphology, climate and soils. Section 3 deals with the climatic conditions of the region.  In section 4, water resources with main river systems are appraised. In section 5, soils resources, with emphasis on soil taxonomy and soil genesis  are discussed. In section 6, ethnic minorities of the Central Highlands are presented. Agricultural systems  with main crops like coffee, tea, mulberry, rubber, pepper are assessed in section 7. Demography trends are presented in section 8. Section 9 provides many development issues such as food security, soil erosion and soil fertility, energy, infrastructure development, education problems of ethnic minorities, biodiversity conservation, reforestation, land tenure, agricultural credit, off-farm income. Finally, the concluding remarks are presented in section 10.

1. Tổng quan

Ngoài  các đồng bằng và các châu thổ (sông Hồng, sông Cửu Long) không cao hơn mực nước biển bao nhiêu, Việt Nam còn có những cao nguyên nằm phía tây các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận. Những cao nguyên như vậy, thường được gọi là Cao Nguyên Trung Phần, còn gọi là Tây Nguyên (dưới đây sẽ viết tắt là TN) có rất nhiều đặc trưng nếu so sánh với các đồng bằng miền Trung, về nhiều mặt, từ khí hậu, đất đai, chủng tộc, đến sử dụng đất đai.

Trước hết, TN gồm các tỉnh sau: Kontum, Giarai (Pleiku), Dak Lac, Dak Nong và Lâm Đồng mà sau đây ta hãy tìm hiểu thêm về diện tích và dân số:

TỉnhDiện tích (km2)Dân số (1996)
Kontum11 560260 000
Gia Lai (Pleiku)16 060824 000
DakLac (BanMeThuot)13 0621 667 000
Dak Nong6 514363 000
Lâm Đồng (Dalat)9  953722 322

Tỉnh Dak Lac sau 1975, gồm cả hai tỉnh Dak Lac (thị xã Ban Me Thuot) và Quảng Đức (thị xã Gia Nghĩa) họp lại, nhưng năm 2003 lại tách ra làm 2 như trước 1975. Tỉnh Quảng Đức đổi tên là Dak Nong.

Tỉnh Gia Lai sau 1975, gồm cả ba tỉnh Kontum, Pleiku và Phú Bổn (thị xã Hậu Bổn tức Cheo Reo cũ) họp lại.

Tỉnh Lâm Đồng, sau 1975, gồm hai tỉnh Tuyên Đức (thị xã Dalat) và Lâm Đồng cũ (thị xã Bảo Lộc hoặc Blao). Tuy nhiên, cũng có thể trong tương lai, các tỉnh này lại được phân chia như trước 1975. Bằng chứng là sau 1975, nhiều tỉnh được gọp lại: Bình Trị Thiên, Nghĩa Bình, Phú Khánh, Bắc Thái nhưng nay trở lại như trước năm 1975: Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên (thay vì Bình Trị Thiên), Quảng Ngãi, Bình Định (thay vì Nghĩa Bình), Phú Yên và Khánh Hoà (thay vì Phú Khánh), v.v…

Diện tích của các tỉnh trên là 57 149 km2, tức 5.714.900 ha. Nhưng nếu kể cả các miền cao của các tỉnh  miền Trung từ Quảng Trị vào đến Bình Thuận thì diện tích Tây Nguyên cao hơn nhiều. Vì TN có cao độ biến thiên từ 400 mét như ở Ban Mê Thuột đến 1500 mét như ở Dalat nên khí hậu cũng có nhiều biến thiên và đất đai cũng vậy.

TN, ngoài các cao nguyên, còn có những thung lũng rộng hẹp khác nhau. Những thung lũng lớn, bao quanh bởi các rặng núi cao thì phải kể thung lũng Sông Ba ở Cheo Reo (Phú Bổn củ), thung lũng Lạc Thiện ở Đông Nam thị xã Ban Me Thuot, thung lũng sông Sesan và các phụ lưu của sông này như Dak Poko và Dak Bla ở Kontum.

2. Các hệ sinh thái chính

Tây Nguyên bao gồm cả các vùng đất cao tạo ra những cao nguyên/ bình nguyên lẫn vùng đất thấp của những đồng bằng hay thung lũng.

2.1. Vùng đất cao

Trong vùng đất cao, có thể phân biệt những sinh hệ sau:

2.1.1. Giãy núi Trường Sơn

Từ miền núi cao phía bắc Kontum, phía sau đồng bằng Quảng Nam, giải Trường Sơn chạy dài từ Bắc xuống Nam, ngăn cách vùng TN với đồng bằng duyên hải Trung Việt. Giải núi này rất dốc về phía Đông vì gần biển còn phía Tây nó thoai thoải để tạo thành nhiều cao nguyên như cao nguyên Pleiku, cao nguyên Dak Lac, cao nguyên LangBian, cao nguyên Blao-Di Linh.. Có nhiều chỗ giãy núi này đâm ra tận biển, tạo ra những mũi như mũi Varella, mũi N.

Giải núi này rất đa dạng về nhiều mặt:

  • địa chất, vì có nhiều loại đá rất cổ, trước cả đại địa chất thứ nhất, tạo thành nền đá gốc mà các nhà địa chất học thường gọi là ‘khối Kontum’;
  • thảo mộc vì có nhiều loại thực vật cảnh: rừng dày, rừng thưa, thảo nguyên v.v.
  • khí hậu:  giải núi này là bức tường phân biệt khí hậu giữa Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn : phía đông, tại các đồng bằng duyên hải, mùa mưa trễ hơn, từ tháng 10-11 trong khi phía tây, nghĩa là phía cao nguyên, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5. Nói khác đi, bên này là mùa nắng thì bên kia là mùa mưa.

2.1.2. Vùng núi Ngọc Lĩnh ở  thượng Kontum

Giữa bắc Kontum và các đồng bằng Nam-Ngãi, là giãy núi Ngọc Linh, với đỉnh cao nhất 2 598m, cấu tạo bởi đá granit cùng các đá gơnai, đá phiến mica, riolit. Thấp hơn đỉnh Ngoc Linh là các đỉnh khác như Ngoc Pan 2 251m, Ngoc Niay cao 2 259m, nằm giáp ranh hai huyện Dak Gley và Dak To, Ngoc Krinh 2 025m nằm phía TB huyện Kon Plong, tỉnh Kontum; từ đỉnh giải Ngoc Lĩnh, có thể nhìn thấy tứ phía: đồng  bằng Quảng Ngãi-Quảng Nam phía đông, xứ Lào phía tây. Sườn núi dốc và sông suối có thung lũng hẹp, dòng nước chảy mạnh và cũng từ sườn Đông rặng núi này phát xuất nhiều dòng sông chảy xuống các đồng bằng Nam, Ngãi. Rừng núi ở đây có nhiều loại gỗ quý và nhiều thú hiếm.

2.1.3. Cao nguyên Kon Plong

Cao nguyên này có cao độ 1 100-1 300 mét có bề mặt bị chia cắt mạnh tạo nên những quả đồi, và nằm phía đông Kontum, giữa Kontum với Quảng Ngãi.

2.1.4. Cao nguyên Kontum

Cao nguyên Kontum (550m) kéo dài từ vùng Tân Cảnh, Diên Bình, Võ Định đến thị xã Kontum. Kontum theo tiếng dân tộc bản địa Ba Na có nghĩa là làng hồ, do xưa kia có rất nhiều hồ nước (kon= làng; tum=hồ, ao) xung quanh… Có sông Poko giới hạn phía Tây chảy từ thượng lưu quận DakTo chảy xuống.

Các địa danh như Tân Cảnh, Kontum là nơi xảy ra nhiều trận kịch chiến giữa quân đội Việt Nam Cọng Hoà với quân Bắc Việt vào tết Mậu Thân (1968) và nhất là mùa hè đỏ lửa (1972). Một trong những căn cứ đó có tên đồi Charlie nằm phía Bắc thị xã Kontum đã được bất hủ hoá qua bài hát Người ở lại Charlie:

 Anh! Anh! Hỡi anh ở lại Charlie
Anh! Anh! Hỡi anh giã từ vũ khí
Vâng, chính Anh là ngôi sao mới, một lần này chợt  sáng trưng, là cánh dù đan bằng tiếc thương vô cùng

2.1.5. Vùng đồi Sa Thầy

Vùng đồi Sa Thầy với đất feralit đỏ vàng trên mácma axit (granit, rhyolite) ở phía T ây sông Poko, có nhiều đập thuỷ điện (Sesan, Ya Ly) trên con sông Sesan. Tại đây có khu bảo tồn thiên nhiên Chư Môm Rây là một vùng rừng nguyên sinh giáp biên giới Lào;  ở đây có thể có sự tồn tại của bò xám, một loài động vật hoang dã qúy hiếm có tên trong Sách Đỏ thế giới.

2.1.6. Cao nguyên Pleiku

Nhắc đến Pleiku, ta liên tưởng đến bài hát quen thuộc trong đó có các câu :

Em Pleiku má đỏ môi hồng
Ở đây buổi chiều quanh năm mù sương..,

Cao nguyên Pleiku, với diện tích 4 500 km2, có cao độ trung bình 800 mét, trước kia là một vùng thấp nhưng có dung nham núi lửa phun trào lên và lấp lên khá dày, lâu ngày hoá thành đất đỏ; hiện nay vẫn còn một đỉnh núi lửa đã tắt,  ngọn Chi Hdrung có cao độ 1 025 mét và quanh ngọn núi lửa còn có những hồ miệng núi lửa như hồ Do Nau Eng Prong.

Dạng vòm cao nguyên Pleiku tạo ra đường chia nước của hai lưu vực: phía Đông là sông Ba chảy xuống Tuy Hoà và phía tây là lưu vực sông Mekong.

Phía Đông cao nguyên Pleiku là những rặng núi granit và rhyolit kéo dài của thượng Kontum; quốc lộ 19 từ Qui Nhơn lên Pleiku phải xuyên qua đèo Mang Giang (740m).

Phía Tây  cao nguyên Pleiku có cao độ thấp hơn; đặc biệt tại đây có địa danh PleiMe với thung lũng Ia Drang là nơi đã từng xẩy ra những trận kịch chiến với quân đội Bắc Việt năm 1966.

Giữa cao nguyên Pleiku và Dak Lac, có giãy núi granit Chư Pha (732m), đầu nguồn Ea Heo.

2.1.7. Cao nguyên Dak Lac

Cao nguyên này có cao độ trung bình 400-500 mét, và khá bằng phẳng xung quanh thành phố Ban Me Thuot. Phía đông-nam Ban Me Thuot là các dòng sông Krong Anna, Krong Kno và có những cánh đồng phù sa rộng lớn như quanh hồ Lạc Thiện.

Đây là nơi người dân tộc Rhade sinh sống; tộc người Rhade có trình độ văn hoá khá cao, so với các tộc người khác; họ biết trồng lúa nước. Ban Don phía tây Dak Lac là một địa danh chuyên nghề săn bắt và thuần dưỡng voi.

2.1.8. Cao nguyên M ‘Drak (Khánh Dương)

Cao nguyên này có cao độ quãng 500 mét, nằm giữa Ban Me Thuot và Ninh Hoà, có dạng lượn sóng nghiêng về phía Tây. Thấp dần về phía đông nam đến hồ Lạc Thiện (Lac), nằm ở một nơi trũng ăn thông với sông Krong Ana, thấp dần về phía Tây xuống thung lũng sông Srepok.

2.1.9. Cao nguyên Dak Nong (Gia Nghĩa trước 1975)

Cao nguyên Dak Nong, với diện tích  3 800 km2, nằm phía tây cao nguyên Di Linh và phía nam cao nguyên Dak Lac. Có thị xã chính là Gia Nghĩa, trước 1975, thuộc tỉnh Quảng Đức. Vào thời đại xa xăm của địa chất, cao nguyên Di Linh và Dak Nong là một khối thống nhất nhưng bị các hoạt động đào xẻ bởi sông Da Dung và các phụ lưu nên không còn giữ mặt bằng ban đầu nữa mà chia ra các mảng nhỏ lớn khác nhau.

2.1.10. Cao nguyên Blao-DiLinh

Cao độ 800m, nhiều đất đỏ trên cao, cùng với các thung lũng rộng, cao nguyên này có địa hình bằng phẳng hơn và kéo dài lên đến Đức Trọng Liên Khàng, có sông Da Dung tức thượng lưu sông Đồng Nai, cũng có hướng nghiêng từ đông sang tây với độ chênh cao chừng 200 mét.

2.1.11. Cao nguyên Dalat

Dalat là do 2 chữ Đà (sông, suối) và Lạt (một tộc người tên Lạt).Với độ cao 1500 mét, bao quanh là những giãy núi xấp xỉ 2 000 mét. Bề mặt cao nguyên bị chia cắt mạnh, tạo ra những dãy đồi dài với sườn khá dốc; đây là một thành phố hoa, rau, quả á nhiệt đới (mận). Phần lớn là đá phiến sét, đá granit  chứ ít có đá bazan. Phía  Bắc và phía Đông có hai ngọn núi là Langbian (2153m) và Biđúp (2286m). Rừng cây gồm nhiều loài thông 2 lá, thông 3 lá.

Tây Nguyên không phải chỉ gồm các cao nguyên mà thôi mà còn cả các đồng bằng, thung lũng, trũng, bàu.

3. Khí hậu

Mùa mưa TN diễn ra từ tháng 5 đến tháng 10 với cao điểm là tháng 7. Mùa nắng kéo dài 4 tháng, từ tháng 12 đến tháng 3, với hai tháng khô (1,2). Đó là nói trên tổng quát chứ mỗi vùng thiên nhiên nói trên cũng có những chi tiết khí hậu khác nhau:

.cao nguyên Ban Mê Thuột có vũ lượng chừng 1 900 mm /năm  và nóng hơn Pleiku vì cao độ thấp hơn. Tháng nóng nhất trên 25 0 (tháng 4: 250 8), tháng lạnh nhất 20 0.

– Cao nguyên Pleiku, lạnh hơn và mưa nhiều hơn vùng Ban Me Thuot (vũ lượng 2 450mm),  nhưng mùa nắng lại gắt hơn  so với Ban Me Thuot.

– Cao nguyên M’Drak (Khánh Dương), giữa Ban Me Thuot và Ninh Hoà, mưa nhiều hơn Ban Me Thuot (2 800mm) nhưng mưa khởi sự trễ hơn Ban Me Thuot.

– Cao nguyên Bảo Lộc-Di Linh mưa đến 2 500mm, tập trung 85% lượng mưa vào mùa mưa nên thích hợp với các cây trồng lấy lá như cây trà.

– Cao nguyên Dalat, với cao độ trung bình 1 500 mét nên khí hậu mát với nhiệt độ trung bình không dưới 160 C nhưng cũng không vượt quá 200 C. Lượng mưa trung bình 1 500mm. Đặc biệt là về đêm, khi mặt trời vừa ngủ, sương mù dâng lên từ  nhiều thung lũng  dần dà tan loãng trên bầu trời đêm gây ra một ánh trăng huyền ảo, trăng mờ đỉnh núi như bài thơ của Hàn Mạc Tử :

Trời mơ trong cảnh thực huyền mơ
Trăng sao đắm đuối trong sương nhạt
Như đón từ xa một ý thơ
Ai hãy làm thinh chớ nói nhiều
Để nghe dưới nước đáy hồ reo
Để nghe tơ liễu run trong gió
Và để xem trời giải nghĩa yêu

– Thung lũng Cheo Reo, cao độ 160 mét thì vừa rất nóng và rất khô vì mưa ít hơn so với các  cao nguyên nói

trên. Thực vậy, thung lũng này  ở giữa hai dãy núi cùng hướng tây bắc-đông nam, nên bị khuất gió mùa tây nam lẫn gió mùa đông bắc, do đó rất khô khan. Lượng mưa trung bình chỉ 1 300 mm.

Lòng sông Ba mùa nắng

 tại vùng biên giới Lào-Việt ở bắc Kontum là vùng đất ‘bên nắng đốt, bên mưa quay’ vì trong khi sườn núi phía đông giãy Trường Sơn (phía Việt Nam) có mưa nhiều thì giãy phía Tây Trường Sơn (phía Lào) lại là mùa nắng.

Tóm lại, nhiều vùng TN có mùa nắng quá dài và thung lũng lại quá sâu so với các vùng đất cao nên thiếu nước để trồng trọt là một cưỡng chế cho sự phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, cao nguyên Trung phần có một ưu điểm khác với miền duyên hải Trung Việt là  không có bão lụt, không có gió Lào khô cháy.

4. Sông ngòi

Để dễ hiểu, có thể chia hệ thống sông ngòi TN ra làm 2: hệ thống chảy ra Biển Đông và một hệ thống khác chảy về phía sông Mekong:

4.1. Hệ thống chảy về Biển Đông

– Sông Ba. Bắt nguồn từ độ cao 1.549m, trên dãy Ngọc Linh, thuộc tỉnh Kon Tum, sông Ba chảy theo sườn phía Đông của dãy Trường Sơn, qua các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Phú Yên trước khi đổ ra Biển Đông. Có vô vô số huyền thoại trên con sông này, mà đoạn sông Ba chảy qua huyện K’rông Pa của tỉnh Gia Lai còn được người J’rai coi là con sông Thần, có thể rửa sạch muộn phiền, xui xẻo.  Sông Ba có nhiều  nhánh phụ, trong đó phải kể sông Ea Ayunh là lớn nhất.

Sau khi tắm xả xui và làm lễ ngoài sông, tiếp tục làm lễ tổ tiên tại nhà.

– Sông Hinh từ cao nguyên Dak Lac chảy vào Sông Ba ở Phú Yên.

– Sông Đồng Nai phát nguyên từ cao nguyên Dalat, chảy xuống Di Linh, qua địa phận cao nguyên Gia Nghĩa rồi mới chảy xuống miền Đông Nam phần, gặp sông La Ngà gần Định Quán và gặp sông Bé gần Tân Uyên sau đó mới họp với sông Saigon ở Nhà Bè để chảy về Cần Giờ ở Biển Đông:

Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định Đồng Nai thì về

4.2. Hệ thống chảy về sông Mekong

– Sông Poko, bắt nguồn từ phía tây núi Ngọc Lĩnh, có 3 nhánh sông lớn là: Dak Bla dài 141km, sông Sa Thầy dài 140km, sông DakBơ dài 150km. Phía hạ lưu sông Poko là sông Sesan. Toàn lưu vực sông Sesan có nhiều tiềm năng thủy điện và hiện có nhà máy điện Yali công suất 690 megawatt với diện tích hồ chứa nước là 64.5 km2. Sau Yali, còn dự án xây bốn đập khác trên sông này và tổng số megawatt của bốn đập này sẽ bằng 2.5 lần công suất Yali nhưng có thể với phá rừng làm rẫy của các tộc người thì tuổi thọ các đập này sẽ giảm nhanh vì lòng hồ dễ bị bùn lắng tụ làm giảm thể tích nước.

– Sông Ea H’Leo và hai chi lưu là Ia Drang và Ia Sup ở phía Tây Pleiku, bắt nguồn từ dãy núi Chư Hron, chảy theo hướng Đông Tây rồi đổ về sông Srepok sau đó chảy vào sông Mekong ở StungTreng (Kampuchia).

– Sông Srepok dài 332 km với hai nhánh sông chính tại Darlac là sông Krong Ana và Krong Kno:

– Krong Ana chảy ở phía Đông-Nam tỉnh Dak Lac, theo hướng Đông-Tây và có nhiều phụ lưu như Krong Bông, Krong Buk, Krong Pak.

– Krong Knô (Krong Nô) bắt nguồn từ phía TB cao nguyên Lâm Viên chảy theo hướng ĐN-TB

Hai sông Krong Ana và Krong Knô họp lại thành sông Ea Krông, tạo nên nhiều đất phù sa phía Đ-N Ban Me Thuot.

Ngoài các sông chính trên, miền cao nguyên còn vô số suối, khe cũng như nhiều hồ, có cái thiên nhiên như hồ Lac ở phía Đông Nam Ban Me Thuot, có cái nhân tạo như hồ Xuân Hương, hồ Than Thở ở Dalat, hồ đập thủy điện Yali, hồ đập tưới ruộng, v.v…

5. Đất đai

Vì TN có nhiều hệ sinh thái khác nhau về địa mạo, khí hậu, đá mẹ v.v nên cũng có  nhiều loại đất khác nhau.

Sau đây là những loại đất chính:

5.1. Đất đỏ

Đất đỏ (còn gọi là đất feralit, đất latosol nâu đỏ) thuộc nhóm Ferralsols (phân loại FAO).

Nhiều cao nguyên có đất đỏ do đá bazan tạo ra; đất đỏ bao trùm một diện tích rộng lớn ở cao nguyên Ban Me Thuot, cao nguyên Pleiku, cao nguyên Blao-Di Linh-Đức Trọng và cao nguyên Quảng Đức (Gia Nghĩa).

Về nguồn gốc, đất đỏ do sự phong hoá của đá bazan; dưới tác dụng của vũ lượng lớn và nhiệt độ cao, sự tan rã các đá này rất nhanh chóng; chất SiO2 trong đá bị trôi xuống sâu còn lại chất Fe2O3 và Al2O3  và vì trong đất có sắt (fer) và alumin (al) nên người ta còn gọi là đất feralit; vì có nhiều oxyd sắt nên  đất có màu đỏ.

Đất đỏ gặp ở  các cao nguyên Pleiku, Dak Lac, Gia Nghĩa,  Blao-Di Linh với diện tích ước chừng 1,3 triệu ha, nghĩa là 23% tổng số đất của toàn vùng. Nói chung, đất đỏ có độ dày sâu, có khả năng giữ ẩm độ tốt ở tầng sâu và do đó thích hợp với các loại cây kỷ nghệ lâu năm như cà phê, cây ăn trái, cây trà v.v.tuy nhiên vì cao nguyên có mùa nắng kéo dài nên các công trình thủy lợi như giếng nước, các đập, hồ chứa sẽ giúp cho phát triển nông nghiệp.

5.2. Đất feralit (podzolic) vàng đỏ

Ngoài đất đỏ, phải kể đất podzolic vàng đỏ do diệp thạch hay đá hoa cương tạo nên. Nhóm đất này rất nhiều vì có thể gặp trên các địa hình núi cao, địa hình đồi dốc và trên các loại đá khác nhau như đá phún xuất (granit) hoặc các đá biến chất như phiến thạch, sa thạch, tóm lại đây là nhóm đất có nguồn gốc địa chất phức tạp. Có thể gặp các loại đất này ở cao nguyên Lang Biang (Dalat), cao nguyên M’Drak, các vùng phía núi Ngoc Lĩnh ở bắc Kontum. Đất này dễ bị sói mòn và ít phì nhiêu hơn đất đỏ. Sự xuất hiện của đá ong (laterit) ở tầng cạn gây trở ngại cho các loài cây có hệ thống rễ sâu do đó, không thể trồng những loại cây này trên những đất có giải đá ong gần mặt đất.

5.3. Đất sét đen nhiệt đới (Black tropical clays)

Tại thung lũng Cheo Reo, có những chỗ có đất sét đen nhiệt đới vì vùng này khí hậu rất nóng và khô. Đây là những đất  nằm trên các phù sa cổ sinh gặp ở địa hình bằng phẳng, nhiều sét, úng thủy và có màu đen, khó cày bừa; vào mùa mưa, đất nhão ướt, vào mùa nắng, đất này co rút lại nên đất nhiều khe hở làm sự bốc hơi nước càng dễ dàng, do đó rất khô vào mùa nắng.

5.4. Đất đỏ bụi (Earthy Red Latosols)

Quanh thị xã Pleiku là đất đỏ bụi; tuy cũng do đá bazan hủy hoại mà thành, nhưng thời gian tạo thành đất đỏ bụi xưa hơn đất đỏ vùng Darlac; ngoài ra, sự thoát thủy tại vùng Pleiku mạnh hơn, thủy cấp sâu hơn, vì dòng sông Ba và Ea Ayunh chảy qua cao nguyên Pleiku gần biển hơn, nói khác đi các dòng sông này thoát ra biển trên một đoạn tương đối ngắn nên sông ngòi đào xẻ dữ dội hơn khiến sự xói mòn các cảnh quan mạnh hơn, vì vậy độ phì nhiêu thấp hơn.

5.5. Đất phù sa

Những đất phù sa ôm ấp triền sông dọc theo sông Ba chảy qua thung lũng Cheo Reo, dọc theo sông Krong Anna ở Đông Nam Darlac. Các dất phù sa do nhiều loại đá (bazan, granit, rhyolit) phân hủy rồi được chuyên chở theo các dòng nước và dần dần lắng tụ lại. Ven các dòng sông, đất phù sa thường cao hơn, dễ thoát nước hơn còn phù sa xa sông có nhiều thành phần sét  và ở các cảnh quan trủng nên khó thoát nước. Đất phù sa có mức độ phì nhiêu thay đổi tùy theo diện tích của bồn lưu vực, của loại đá mẹ và tùy theo khí hậu. Ví dụ: phù sa thung lũng Cheo Reo, vì khí hậu khô khan nên pH đất cao hơn (6-6.5) trong khi phù sa các vùng khác như Kontum, Ban MeThuot có pH thấp hơn (5-5.5).

Có thể gặp đất phù sa ở các vùng sau đây tại TN:

  • vùng Kontum, ven Dak Bla (Dak: sông).
  • vùng Cheo Reo, ven sông Ba và sông Ayunh.
  • vùng Ban Me Thuot, phía Đông Nam, như tại quanh hồ Lạc Thiện cũng như dọc theo hệ thống các dòng sông Krong Anna, Krong Pach.

5.6. Đất xám

Nhiều loại : đất xám điển hình (Haplic Acrisols), đất xám trên các vùng đất có mực nước không xa đất mặt, còn gọi là đất xám glây (Gleyic Acrisols), đất xám có sỏi laterit, còn gọi là đất xám kết von (Ferric Acrisols), đất xám feralit (Ferralic Acrisols). Sau đây là vài chi tiết :

Đất xám điển hình hoặc bạc màu (Haplic Acrisols) có thể gặp trên đá  macma axit và đá cát (sandstone), trên phù sa cổ sinh của các dòng sông lớn như sông Ba ở Cheo Reo, Dak Bla ở Kontum. Còn ra, có thể gặp phía tây cao nguyên Ban Me Thuot, ở bình nguyên Ea Sup do đá cát phân hủy.

Trong nhóm đất xám, các tính chất lý hoá học rất biến thiên:

  • vùng Ban Don phía tây Ban Me Thuot có nhiều cát thô, nghèo nàn và khô khan.
  • vùng Cheo Reo, đất xám có nơi đất cát thô, có nơi đất có khả năng giữ nước nhiều hơn. pH đất xám ở Cheo Reo cao (6-6.5) vì khí hậu khô khan , các nơi khác thì pH thấp hơn.
  • vùng phù sa cổ sinh các dòng sông Krong Kno, Krong Anna ở Darlac có đất xám phì nhiêu hơn vì sa cấu mịn hơn, không nhiều đá và có địa hình lượn sóng có độ dốc nhẹ, trồng lạc, hoa màu phụ…

5.7. Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá (Leptosols)

Đất này rải rác trên các vùng, đặc trưng ở trên các vùng đá sát mặt đất khó trồng trọt (Lithic Leptosols).

5.8. Đất mùn alit núi cao (Alisols)

Loại đất này gặp tại vùng núi cao độ từ 2 000m trở lên như trên các đỉnh núi  Ngọc Lĩnh, Ngọc Ang, Chư Yang Sin.

5.9. Đất nâu thẫm trên bazan (Chromic Luvisols)

Đất nâu thẫm trên bazan (Chromic Luvisols) gặp tại các địa mạo thung lũng bằng, có tầng mặt giàu mùn.

5.10. Đất đá bọt (Andosols) trên đá bọt bazan

Đây là đất trên miệng núi lửa, gặp ở các đất gần các miệng núi lửa ở Pleiku có màu nâu đen lẫn nhiều cục đá thô.

Nhìn chung về phân phối đất thì :

  • các đất đỏ nhiều nhất ở Dak Lac, Dak Nong, Pleiku và Lâm Đồng.
  • các đất podzolic (feralit) vàng đỏ thường gặp ở Kontum và Dalat.
  • các đất podzolic xám thường phân bố ở Cheo Reo (Phú Bổn) và Tây Dak Lac.
  • các đất phù sa nhiều ở Đông Nam Dak Lac.

Riêng các nhóm đất như Andosol, Alisol, Leptosol có rất ít so với các loại đất vừa kể.

6. Các sắc tộc thiểu số

Tây Nguyên có nhiều đồng bào sắc tộc, mỗi tộc người có ngôn ngữ và tập quán riêng. Nói chung, ở TN, có hai họ ngôn ngữ chính:

Họ Nam Á (Austro-Asiatique) trong đó phải kể những dân tộc theo chế độ phụ hệ như người Ba Na, Sedang, Koho, Hre, Mnong, Stieng, Koho, Mạ , Choro. Ngôn ngữ thuộc hệ gốc Mon-Khmer vì bị ảnh hưởng hai nước Phù Nam và Chân Lạp xưa kia

Họ Nam Đảo (Austronesien hoặc Malayo-Polynesien) có các sắc tộc theo chế độ mẫu hệ như Gia Rai, Rhade, Churu, Roglai, Chăm và bị nhiều ảnh hưởng của Lâm Ấp (Chiêm Thành).

Sau đây là vài chi tiết :

Bahnar. Người Bahnar ở Kontum, Pleiku, Bình Định, dân số trên 100 000 người và địa bàn cư trú nằm ở các huyện Mang Yang và An Khê, một phần lãnh thổ huyện Dak To và Kon Plong. Bahnar là dân tộc nói tiếng MonKhmer có dân số đông nhất.

Sedang. Địa bàn cư trú người Sedang ở Bắc Kontum tận mãi đến bắc Quảng Ngãi và huyện Trà Mi thuộc Quảng Nam và dân số trên 70 000 người.

Hré. Người H’Rê gần 70 000 người sinh sống ở Quảng Ngãi và Bình Định.

Mnong. Người Mnong ở Dak Lac, tây nam Lâm Đồng và bắc sông Bé; họ sống xen kẻ với vùng cư trú của người Rhade ở Dak Lac và Mạ ở Lâm Đồng nên văn hoá Mnong chịu ảnh hưởng hai văn hoá trên. Trong làng, có nhiều nhà  dài và trên nền đất (chứ không phải nhà sàn như người Rhade), trong các nhà dài ấy, thường có năm sáu đôi vợ chồng ở đó. Người Mnong có tục cà răng và căng tai để đeo đồ trang sức. Họ hiếu chiến và một thủ lãnh người bộ lạc này đã cầm chân các nhà thám hiểm Pháp rất lâu; mãi khi thủ lãnh này chết đi, người Pháp mới đi thám hiểm lại.

Nguời Mnong được thế giới bên ngoài biết đến nhiều, nhờ một nhà dân tộc học người Pháp, Condominas, đã từng chung sống tại chỗ với họ nhiều năm và có viết nhiều tác phẩm mô tả cuộc sống liên quan đến họ trong cuốn Nous avons mangé la forêt.

Koho (Cờ Ho). Người Koho ở Di Linh Lâm Đồng và miền núi Phan Thiết, dân số trên 70 000 người. Dân tộc Koho sinh sống ở Lâm Đồng, nam Di Linh hoặc trên đường Di Linh đi Phan Thiết, hoặc quanh thị xã Dalat. Họ biết làm ruộng sớm hơn các sắc tộc khác và ở trong nhà sàn dài, có cái dài hàng trăm mét, trong đó có nhiều gia đình nhỏ.

Mạ. Người Mạ ở nhà sàn, tại vùng lưu vực sông La Ngà, Đồng Nai Thượng, cao nguyên Blao-Di Linh. Trước kia cũng có tục cà răng căng tai và làm rẫy, săn bắn nhưng những năm gần đây, họ cũng như người Koho đã bắt đầu phát triển nghề làm vườn như trồng cà phê, trà. Sống theo chế độ phụ hệ.

Gié-Triêng. Sắc tộc này có địa bàn sinh sống khá rộng lớn, từ rìa đông cao nguyên Boloven (Lào) sang Dak Glây (bắc Kontum) đến huyện Phước Sơn tỉnh Quảng Nam-Đà nẳng. Ở Tây Nguyên, người bộ lạc này, ngoài nương rẩy, còn có nghề dệt vải và đãi vàng.

Rhade. Người Rhade chủ yếu sống ở Dak Lac dân số trên 140 000 người. Ngoài rẩy, họ còn biết làm ruộng nước tại vùng hồ Lak, ven sông Krong Knô, Krong Anna; người Rhade nuôi trâu bò và voi. Phụ nữ Rhade biết dệt, làm đồ gốm, đàn ông biết rèn và đan lát. Người Rhade có những trường ca (Đăm San, Đăm Di…) mang tính chất huyền thoại như người Kinh có tích Sơn Tinh Thủy Tinh. Truyện thơ Đăm San kể rằng chàng này là một tù trưởng đẹp trai, đầy khát vọng tự do và các tù trưởng khác muốn chiếm đoạt người vợ đẹp của Đăm San nên gây ra những chiến tranh khốc liệt. Đăm San thắng nhưng vẫn muốn giàu mạnh hơn nữa, chàng kéo quân lên Trời bắt Nữ Thần Mặt Trời làm vợ. Nhưng chàng đã chết vì sự ngông cuồng đó.

Jarai. Người Jarai ở Pleiku, Kontum, miền núi Phú Yên, vùng Cheo Reo, trên 180 000 người. Tộc Jarai có thể chia ra những nhóm căn cứ vào khác biệt giữa cách phát âm:

Ja Rai Chor (còn gọi là Cheo Reo. Cheo Reo là từ phiên âm ghép hai từ Chu và Chreo, tên 2 tù trưởng nổi tiếng của vùng này vào cuối thế kỷ 19)

Ja Rai Hdrung (vùng núi lửa Hàm Rồng) sống quanh thị xã Pleiku, Chư Prông

Đàn ông thường đóng khố, phụ nữ quấn váy. Ngoài làm rẩy còn đan đồ tre, mây và biết vẽ, khắc các hoa văn trên nhiều kiến trúc như nhà mả, cột đâm trâu, ống tên…; đàn bà biết dệt.

Churu. Người Chu Ru sinh sống tập trung ở thung lũng Dran trên cao nguyên Lang Biang (Dalat). Nằm giữa vùng cư trú của người Cơ Ho ở phía tây và người Raglai phía đông thuộc các huyện Đơn Dương, Đức Trọng, Di Linh thuộc Lâm Đồng và hai huyện Bình Thuận  là An Sơn và Đức Linh. Người Chăm và Chu Ru có chung nguồn gốc nên tín ngưỡng, kỷ thuật canh tác nông nghiệp như người Chăm, nghĩa là định cư và làm ruộng nước.

Trên TN, có hàng chục sắc tộc, nhưng chỉ có vài sắc tộc sau đây là quan trọng: Bahnar và Sedang (ở Kontum, Pleiku ), Djarai (ở Pleiku), Rhade (ở Darlac). Tổ tiên họ là những ngưòi Mélanésien và Indonésien lưu lạc đến Đông Dương rồi phải ẩn náu trên cao nguyên trong cuộc chiến giành đất đai với người Chăm và người Việt. Indonésien chỉ là một danh từ nhân học, chỉ chung các tộc thiểu số ở các vùng núi Việt, Miên, Lào, Miến, Phi luật tân. Cũng cần nhớ là trong thời đại băng giá lần cuối trong kỷ địa chất thứ tư này, mực nước biển sụt xuống đến 120 mét nên các xứ Đông Dương và Indonesia, Mã Lai đều còn dính liền với nhau (land bridge), sự qua lại các giống người bản địa tại các vùng này rất dễ dàng..

Các liên lạc Kinh-Thượng

Theo lịch sử thì năm 1711, có một phái đoàn người Thượng đến từ Nam Bàn và Trà Lai gặp Minh vương Nguyễn Phúc Khoát tại Phú Yên xin thần phục. Lúc đó, lãnh thổ 2 xứ miền Thượng này -Pleiku và Kontum ngày nay- do 2 lãnh chúa Jarai cai trị, Đôn vương (Thủy xá) và Nga Vương (Hoả Xá), hoàn toàn độc lập với Phú Xuân. Lãnh thổ xứ Đàng Trong chỉ là những đồng bằng từ chân giãy Trường Sơn ra biển.

Kontum có những dấu vết định cư của người Việt từ xưa. Thực vậy, dưới trào vua Minh Mạng và Tự Đức, công giáo bị đàn áp nên một số tu sĩ  miền Bình Định chạy lên An Khê, lần mò dọc theo thượng lưu sông Ba đến cao nguyên Kontum truyền đạo. Hội Truyền giáo Kontum được thành lập từ 1851 và từ đó nhiều giáo dân người Kinh từ các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định tiếp tục lên xây dựng họ đạo và mở rộng sang các làng của các sắc tộc Rơ ngao, Sedang.

Các liên lạc Chăm-Thượng

Người Chăm (Chiêm) có quan hệ mật thiết với người Thượng hơn là với người Việt. Các vua Chiêm Thành khi xây dựng các đền đài ở Trà Kiệu, Mỹ Sơn tại Quảng Nam ngày nay phải huy động một số dân lao động rất lớn nên đã tổ chức các cuộc săn bắt người Thượng ở ven núi Trường Sơn để xây dựng đền đài nhưng dần dà các dân này trốn lên lại các miền núi, hỗn huyết với các nhóm cư dân bản địa (gốc Mélanésien và Indonesien) để trở thành các nhóm Bru, Giẻ- Triêng, Tà Oi sinh sống các vùng núi Bình Trị Thiên.

Người Chăm cung cấp muối gạo còn người Thượng cung cấp các phẩm vật rừng xanh như voi rừng và các loại gỗ quý cho các vua Chiêm. Vào các thế kỷ 4 đến thế kỷ 7, một số người Chăm trốn lên cao nguyên lánh nội chiến, và số người này mang nặng bản sắc hải đảo (malayopolynesien) và trở thành người Jarai, ở các tỉnh phía tây các tỉnh Bình Định, Phú Yên. Sự hỗn huyết với những nhóm có trưóc sinh ra những nhóm như Bahnar và Sedang thuộc ngữ hệ Môn-Khmer và hải đảo.

Vào cuối thế kỷ 8, người Java từ biển cả, tràn vào duyên hải cướp phá nên một số dân Chăm chạy lên cao nguyên lánh nạn, hỗn huyết với các nhóm có trước và trở thành người Rhade thuộc ngữ hệ hải đảo.

Sau này vào thế kỷ 16, một số người Chăm tránh cuộc Nam tiến của người Việt, lên cao nguyên Dalat trở thành người Roglai và Churu cũng thuộc ngữ hệ hải đảo.

7. Sử dụng đất đai

Trước 1945, người Kinh chỉ gặp ở Dalat (phần lớn người miền Bắc từ các làng quanh Hà Nội) và tại thị xã Kontum (phần lớn người miền Bình Định trốn đàn áp Công Giáo từ các trào vua Tự Đức) và Ban Me Thuot là nơi Pháp có nhà tù giam giữ chính trị phạm.

Sau khi ký hiệp định Geneve 1954, nhiều đồng bào di cư từ miền Bắc (Việt, Thái, Nùng) lên định cư nhiều ở Bảo Lộc (người Việt), Tùng Nghĩa (người Thái), rồi đến phong trào dinh điền định cư dân Nam Ngãi ở Pleiku, Dak Lac để khẩn hoang lập nghiệp. Do đó, dân số TN tăng lên; sau 1975, lại thêm người Kinh cùng người các sắc tộc ở Cao Bằng, Lạng sơn dến.

Sau dây là các hệ thống nông nhiệp chính:

7.1. Du canh

Phần lớn các bộ lạc Thượng làm nương rẩy du canh; sau khi đốn cây, phát cỏ, họ đốt cỏ để sau đó cuốc đất, tỉa hạt giống; xen canh với lúa thường có khoai lang, bắp, vài loại bí bầu. Tùy theo đất tốt xấu, người ta sử dụng đất trong một chu kỳ dài hoặc ngắn: đất tốt thì có thể sử dụng 10-12 năm, đất xấu chỉ làm 5-6 năm là phải dọn đi chỗ khác. Kỷ thuật canh tác còn thô sơ nên năng suất hoa màu không cao. Làm rẫy du canh thì phải di chuyển làng mạc và hoa màu từ vùng này sang vùng khác; sau chừng 5-10 năm lại phải đốt rừng làm rẫy. Có nhiều điều tổn hại trong hệ thống này:

(a) hư hại tài nguyên rừng; các loại rừng bị đốn phá, nhường chỗ cho hoa màu lương thực.

(b) hư hại tài nguyên đất. Vì không còn tàn cây che chở nên đất đai dễ bị sói mòn, các dưỡng liệu trong đất bị cuốn trôi đi hết, làm dất trơ trọi đá laterit. Đất mất dưỡng liệu, đất nghèo đi, và dân phải di chuyển đi nơi khác.

(c) hư hại tài nguyên nước. Vì có rừng nên hệ thống rễ có thể giữ lại nước trời làm sung mãn thủy cấp; nay mất rừng, mưa không còn gì cản trở, nước chảy thẳng xuống khe suối, làm trôi mòn đất và nước ngầm mất đi.

Vì tài nguyên quanh buôn làng bị suy thoái, nên thiếu lương thực, do đó lại phải đi làm nương rẫy khu rừng khác và chu kì lại tiếp diễn: thiếu lương thực-phá rừng-đất nghèo đi- du  canh-thiếu lương thực. Và nghèo cứ đẻ ra nghèo, kéo dài muôn kiếp.

Trong hệ thống du canh, các cây trồng không đa dạng; thực vậy vào các nương rẫy, ta chỉ gặp vài cây như bắp, lúa rẫy, hoạ hoằn vài cây rau  chứ không thấy các hoa màu khác như các cây họ đậu cũng như các cây ăn trái hoặc các cây công nghiệp dài ngày ( cà phê, trà ).

Trong hệ thống du canh, không có sử dụng phân hữu cơ và phân hoá học; heo thì thả rong nên không có phân chuồng; trâu bò chỉ chăn thả trong rừng, không có chuồng trại nên không có phân hữu cơ.

Các hoạt động trước sản xuất như hạt giống tốt,  nông cụ cải tiến, hệ thống nước tưới và sau sản xuất như chế biến, tồn trữ hầu như không có nên sản xuất lương thực thấp.

7.2. Định canh

Hệ thống nông nghiệp có tính cách bền vững hơn với sự định canh. Bền vững vì các cây trồng đa dạng và đa niên ( trà, caphê, dâu tằm, cây ăn trái, tiêu..)  nên bớt xói mòn, bớt hư hại tài nguyên hơn. Những loại cây đa niên thường có rễ sâu và có tàn lá nhiều nên làm giảm tốc độ của nước mưa, làm nước mưa thấm từ từ vào đất, thay vì chảy tràn theo sườn đồi xuống, kéo theo sự mất đi các dưỡng liệu trong đất.

Cây ăn trái

TN có nhiều giống cây nhiệt đới như chuối, bưởi, dứa, sầu riêng nhưng cũng có cây á nhiệt đới như cây bơ, cây hồng, ôn đới như đào, mận Dalat v.v.

Đặc biệt tại TN phải kể một loại cây mới du nhập thời sau 1954 từ Phi Luật Tân, đó là cây bơ (Persea gratissima), còn gọi là cây avoca, trồng nhiều ở Bảo Lộc và Ban Me Thuột. Cũng có cây ma ca (Macadamia) xuất xứ bên Hawai và nay nông dân cũng có trồng ở Cao nguyên.

Cà phê

TN có nhiều vườn cà phê. Cà phê có hai loại chính là cà phê chè và cà phê vối.

Cà phê chè (Coffea arabica). Có nguồn gốc ở miền núi  Ethiopia Phi Châu. Đây là loại sản phẩm có giá nhất trên thị trường quốc tế. Cà phê chè thường tự thụ phấn nên có độ thuần giống cao hơn các loại hình cà phê khác. Tỷ lệ caffeine từ 1.3-1.7%. Giống này thường bị bệnh gỉ sắt và sâu đục thân nên chỉ có thể trồng các vùng núi cao mà thôi. Cây cà phê chè  ưa khí hậu mát mẻ và  ánh sáng tán xạ do đó cần trồng cây che bóng vì nếu không có hệ cây che bóng thích hợp  sẽ gây ra hiện tượng cây phân hoá mầm hoa và đậu qủa quá sức (overbearing) làm cây chóng bị kiệt sức, khó phục hồi trở lại.

Cà phê vối (Coffea robusta). Cao nguyên Darlac trồng loại cà phê vối vì loại này hợp với các vùng cao độ thấp, nóng ẩm, mưa nhiều. Cây cà phê vối dễ trồng, không cần đất tốt như cà phê chè, có khả năng kháng sâu bệnh khá. Cà phê vối rất sợ rét và không chịu được các vùng có gió mạnh. Năng suất có tưới nước 3-4 tấn một hecta.

Hiện nay, diện tích cà phê của bốn tỉnh TN là 300 000ha (trên tổng số 350 000ha toàn quốc) trong đó Dak Lac với diện tích 172 000 ha thu được 280 000 tấn. Nhờ năng suất cao thêm vào đó là chế biến, phân loại nên cà phê Dak Lac cạnh tranh được trên thị trường quốc tế.

Tiêu (Piper nigrum)

Cây tiêu phân bố chủ yếu tại vùng Di Linh, Blao dưới hai dạng: trồng quanh vườn nhà và trồng xen trong vườn cà phê. Phần lớn nông dân trồng tiêu  trên đất nâu và đất đỏ nâu. Trong việc trồng tiêu, vốn đầu tư ban đầu khá lớn; tùy theo khả năng huy động vốn ban đầu mà phương pháp trồng tiêu khác nhau: trồng trên nọc sống, trên nọc chết và trên nọc xây bằng gạch..Trồng tiêu trên quy mô lớn, phải có đất thích hợp và gần nguồn nước.

Trà

Trà  trồng nhiều nhất ở Lâm Đồng và Pleiku. Năng suất trà ở Lâm Đồng, nhờ mưa nhiều nên đạt 16-18 tấn/ ha. Ngoài những nhà máy chế biến trà, có một số xưởng chế biến nhỏ thuộc các gia đình có truyền thống làm trà. Muốn phát triển ngành trà, cần các biện pháp: cung ứng phân bón, máy bơm, cho vay vốn, hiện đại hoá qui trình chế biến để nâng cao chất lượng cho xuất cảng, cải thiện đất đai như trồng cây bóng mát cho các đồi trà, giữ ẩm cho đất, đa dạng hoá công nghiệp  chế biến để có sản phẩm đa dạng (trà túi, trà hoà tan, trà đen, trà xanh) có chất lượng cao để cạnh tranh với thị trường thế giới.

Cao su

Tại TN, caosu được trồng tại 3 tỉnh: Kontum, Pleiku và Dak Lac. Cao su dễ xuất cảng và cũng là nguyên liệu để sản xuất nhiều loại sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước. Biện pháp phát triển: tăng cường vốn đầu tư trong chế biến, thâm canh, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Rau cải

Dalat vốn là nơi sản xuất rau cải cung cấp rau xanh cho các tỉnh miền Nam : các loại rau cải chính yếu là cải bắp, cà rốt, choufleur (xúp lơ), artichaut (atisô), xà lách, cải pó xôi, củ dền, củ rađi, ngoài ra còn là nơi sản xuất khoai tây và các loại đậu. Các khó khăn nghề trồng rau cải Dalat là : đất đồi dốc thoải chứ không phải đất phù sa bằng phẳng, nước tưới, phân hữu cơ và vô cơ.

Hoa

Hoa ở vùng Dalat rất đa dạng: mimosa, hoa hồng, thược dược, qùi, pensée, hoa violette, cúc, layơn (glaieul), ớctăngxia, mimosa, đỗ quyên, hồng tràm, liễu tràm, nhiều màu sắc chứ không phải là các hoa miền đồng bằng như vạn thọ, mồng gà, cẩm chướng, huệ.

Rừng Dalat còn nhiều hoa phong lan với vẻ đẹp diễm lệ, sang trọng; phong lan được mệnh danh là nữ chúa các loài hoa. Dọc bờ hồ Dalat, có hoa anh đào.

Những nông dân trồng hoa này thường gốc ở các làng Ngọc Hà, Nhật Tân, Nghi Tàm chính là các làng hoa miền Bắc; ngoài ra, Dalat còn xuất cảng hoa địa lan. Cũng như ngành trồng rau cải, nghề trồng hoa cũng đòi hỏi trình độ cao về sản xuất và thương mại.

8. Dân số

Những thập niên đầu thế kỷ 20, Tây Nguyên rất thưa thớt dân. Chỉ có chừng 300 000 người sống ở Tây Nguyên trước 1945, trong đó người Kinh chỉ chiếm ít hơn 10% dân số. Năm 1956, dân số tăng lên 530 000 người và năm 1976, dân số TN là 1 226 000 người.  Đến 1996, là 3.2 triệu người tức 10 lần nhiều hơn trước tháng 8-1945 và 3 lần nhiều hơn từ 1975 vì người Kinh và một số người miền Thượng du BắcViệt (Tày, Dao, Mèo…) lên lập nghiệp. Hiện nay người Việt chiếm trên 50% trong dân số Tây nguyên. Hiện nay, dân số TN tăng đến 7% hàng năm là vì:

Tăng tự nhiên: tỷ lệ sinh đẻ của các dân tộc Tây nguyên rất cao so với toàn quốc vì tỷ lệ chết giảm đi nhiều do đó tỷ lệ tăng tự nhiên cao.

Tăng cơ học: thực vậy, hiện nay nhiều dân tộc thiểu số miền Bắc (Tày, Dao, Nùng..) tràn lên Tây nguyên để tránh đói khổ các nơi nguyên quán. Nhiều tỉnh như Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai cũng như các vùng duyên hải miền Bắc Trung phần như Thanh Hoá đều có di dân nhiều tại đây sau 1976. Nếu chia theo tộc người thì người Nùng, người Tày, người Dao, người Hmông (Mèo) đều có mặt. Ngày nay, người  bản địa như các tộc Rhade, Jarai v.v. chỉ chiếm không tới 50% dân số trên cao nguyên và trở thành thiểu số trên chính quê hương của họ; đó có thể là một ngòi nổ âm ỉ trong tương lai.

9. Vài vấn đề phát triển

9.1. Phì nhiêu đất đai

Sự sói mòn, sự thâm canh đòi hỏi đất đai phải được bảo vệ chống xói mòn và tăng cường độ phì nhiêu đất. Duy trì độ phì  nhiêu là duy trì chất hữu cơ, các lý tính của đất, duy trì các chất dinh dưỡng, tránh xuất hiện các độc tố. Muốn vậy, nhiều biện pháp cần được đặt ra. Trên các đất dốc mạnh hoặc nhiều đá, cần duy trì và tăng cường độ che phủ bằng rừng; trên các đất dốc vừa và nhẹ, nên phát triển vườn đồi và vườn nhà. Các buôn Thượng thường gần khe, suối hay nguồn nước sinh hoạt do đó nên giúp họ phát triển vườn nhà, trồng quanh nhà rau cải, cây ăn trái để giúp cải thiện dinh dưỡng trong bữa ăn. Trồng mỗi nhà vài chục cây cà phê trong vườn vừa  giúp bớt nạn xói mòn, vừa tận dụng tài nguyên. Trong vườn đồi, nông lâm kết hợp có nghĩa là có cây cao, cây thấp, cây tầng dưới để có thể tận dụng được ánh sáng,  có cây rễ sâu, cây rễ cạn để tận dụng sự phân phối các dưỡng liệu có trong các tầng đất khác nhau. Sự tăng cường chất hữu cơ trong đất bằng cách sử dụng phân chuồng, phân mục rất  cần thiết để hỗ trợ các phân vô cơ. Người Thượng chỉ chăn thả trong rừng, không có chuồng bò, chuồng heo nên lượng phân hữu cơ bị mất đi, trong khi đó phân hữu cơ giúp đất tạo ra nhiều chất lân vốn bị cố định hoá trong các loại đất đỏ nhiều sắt và nhôm. Vì TN có nhiều thảo nguyên, đồng cỏ nên có nhiều tiềm năng nuôi đại gia súc như bò sữa. Ngành chăn nuôi tiểu gia súc (heo) cũng cần chú ý vì heo có chu kỳ nhanh, cho nhiều phân hữu cơ cải tạo đất; tuy nhiên cần các dịch vụ yễm trợ như công tác thú y,  thực phẩm gia súc, chế biến, tồn trữ.

9.2. An toàn lương thực

Các hệ thống canh tác cổ truyền của phần đông đồng bào Thượng như chọc lỗ, châm hạt giống, lấy chân dậm lại… không tạo ra được nhiều sinh khối trước sự gia tăng dân số. Như vậy, công tác khuyến nông, huấn luyện nông dân trở thành quan trọng với các sắc tộc: cần phát triển tại các khu vực đồng bằng, các thung lũng, các nơi đất mà thủy cấp không sâu cho lắm (2-3 mét) những hoa màu lương thực như lúa, bắp, khoai lang cũng như đậu nành.  Thủy nông, phân hoá học, thâm canh các vùng này giúp tăng gia lương thực cho Tây Nguyên và như vậy làm giảm bớt áp lực trồng cây lương thực trên đất dốc. Các đồng bằng Lạc Thiện ở Dak Lac, đồng bằng sông Ba ở Phú Bổn (nay thuộc tỉnh Gia Lai), thung lũng An Khê, dọc sông Bla gần Kontum cần được đầu tư phát triển. Nên lập các đập thủy nông nhỏ đưa nước vào ruộng; ngoài những đập nước, có thể sử dụng các xe quạt nước (noria) để đem nước vào ruộng vì mực nước các sông suối rất gần mặt đất  như Bình Định, Quảng Ngãi vẫn làm.

An toàn lương thực trên đà tăng gia dân số cũng đòi hỏi sự canh tác định canh thay vì du canh,  nông lâm kết hợp, trồng cây lương thực với cây lâu năm, khuyến nông với các chương trình phì nhiêu đất đai.

9.3. Sở hữu đất đai (Land tenure)

Hiện nay, trên TN, người Kinh mua lại đất của người Thượng với giá rẽ mạt và chỉ có người Kinh mới biết cách hợp thức hoá như xin giấy sử dụng đất đai (land use certificate) do đó, người Thượng dần dà không còn sở hữu chủ đất đai, mất đất sản xuất mà không có đất thì không đi vay tiền phát triển được vì đất được dùng để thế chấp trong khi đi vay. Do đó phải ngăn cấm ngay các cuộc mua bán như vậỵ.

Mỗi làng trên TN có lãnh vực đất đai tức địa vực riêng, không có làng khác lân cận đến chiếm được. Có nhiều khu rừng gần làng, tưởng như vô chủ, nhưng kỳ thực là của làng và người dân làng có thể đến đó bứt mây, lấy măng, hái tổ ong cho mật. Như vậy, dân làng nào cũng chỉ được làm rẫy, hái lượm, săn bắn trong địa vực của mình. Nay với sự gia tăng các cộng đồng người miền xuôi đến (cả Kinh lẫn Thượng du Bắc Việt), họ không đủ đất để sản xuất, không được lấy gỗ làm nhà theo truyền thống. Quyền làm chủ và lợi ích bị xâm phạm nên nhiều hiện tượng tranh chấp đất đai luôn luôn xẩy ra và đây cũng là một ngòi nổ cho các xung đột về lâu về dài. Do đó, cần qui định diện tích mỗi làng tương ứng với việc tăng gia dân số và tập quán làm ăn của mỗi tộc người và giao đất, giao rừng cho dứt khoát để họ có trách nhiệm gìn giữ và sử dụng lâu dài, bền vững; các cơ sở quốc doanh trung ương tại địa phương như các nông trường chiếm qúa nhiều đất đai mà không đủ sức quản lý, lại làm ăn thua lổ vì guồng máy hành chánh qúa nặng nề.

Lại còn có trường hợp ngân hàng cho vay để khai hoang, nhưng nếu đáo hạn mà không đủ tiền để trả nợ hoặc không hoàn vốn kịp thời cho ngân hàng, chính quyền lợi dụng lúc đó xiết luôn đất và chuyển cho người di dân mới đến để thuê (ở Việt Nam, đất đai thuộc Nhà Nước). Có chổ, người Thượng phải cho con ở đợ với chủ nợ để trừ nợ.

9.4. Hoạt động phi nông nghiệp

Tài nguyên đất đai có hạn, nông nghiệp tiến bộ sẽ làm trội ra một số lao động nông thôn. Do đó, các hoạt động phi nông nghiệp như trong khu vực chế biến (chế biến các nguyên liệu trong nông nghiệp như cà phê, cao su, cây ăn trái, lúa gạo, trà, tơ tằm..), khu vực dịch vụ ( chuyên chở, ngân hàng, bảo hiểm, du lịch, trạm xăng, sửa chữa xe cộ), khu vực thương mãi, khu vực doanh nghiệp  nhỏ và vừa, khu vực tiểu công nghệ truyền thống của người Thượng như đan lát, dệt, điêu khắc, mộc v.v. để tạo ra những mặt hàng có màu sắc TN sẽ giúp tạo công ăn việc làm cho  lao động mỗi năm.

9.5. Vấn đề giáo dục và huấn nghệ

Ai cũng biết muốn thoát khỏi chu kỳ nghèo thì vấn đề giáo dục học vấn là một điều kiện ắt có (nhưng chưa đủ!). Tại TN, các dân tộc thiểu số vẫn học theo các chương trình của miền xuôi và vì nội dung các chương trình giáo khoa này không hợp với người sắc tộc nên họ bỏ học rất nhiều. Nội dung chương trình học phải tôn trọng các khác biệt văn hoá của các tộc ít người chứ cứ khư khư lấy chương trình miền xuôi đem lên miền Thượng áp dụng một cách máy móc là không thực tế. Tại các vùng đông người bản địa như Jarai, Rhade thì nên có một chương trình song ngữ, dạy tiếng địa phương vài năm đầu rồi mới dần dần thêm tiếng Việt vào để các học sinh đỡ bỡ ngỡ. Điều này cũng cần được ứng dụng cho vùng  các tộc khác như người Bahna ở Kontum, người Koho ở Lâm Đồng v.v.. Giáo dục cần được đầu tư liên tục, đầu tư về lâu về dài mới có kết qủa, nhưng giáo dục sẽ kéo theo một loạt hậu qủa bền vững như bớt sinh đẻ, chất lượng cuộc sống cao hơn, kinh tế vững mạnh hơn. Hiện nay, số học sinh bỏ học ở TN đứng ở tỉ lệ cao nhất nước.

Thất học sẽ kéo theo nghèo đói vì thất học, không biết chữ thì khó huấn luyện ngành nghề cho thanh niên. Một thành phần đông đảo không nghề chuyên môn tràn về các thị thành sẽ kéo theo sức ép của thị trường lao động và gây ra thêm các vấn nạn xã hội.

Giáo dục phụ nữ giúp điều hoà sinh đẻ, bớt sức ép dân số.

9.6. Vấn đề chế biến

Các nông phẩm sản xuất ra từ lúa, đậu nành, cà phê, trà cần được biến chế để tăng thêm giá trị tiêu thụ, dễ thương mãi hoá, dễ xuất cảng mà lại tạo công ăn việc làm. Vai trò của các doanh nghiệp tư nhân cần được nâng đỡ trong những đầu tư này. Cái quan trọng là hướng vào giảm chi phí hàng sản xuất để dễ xuất cảng và chỉ đầu tư vào các dự án công nghiệp chế biến có hiệu qủa. Thị trường trong nước cũng cần được chú trọng vì dân số đông có thể đẩy mạnh tiêu thụ.

9.7. Năng lượng thủy điện và năng lượng mặt trời

TN nhiều tiềm năng sản xuất điện; ngoài đập Yali đang xây, trước kia, thời Việt Nam Cọng Hoà đã có nhà máy điện Da Nhim giữa đường Dalat đi Phan Rang, đó là chưa kể các nhà máy thủy điện nhỏ ở Dalat hoặc Ban Me Thuot ( Drayling). Nhiều vị trí trên sông suối có thể sử dụng xây các nhà máy thủy điện nhỏ (microcentrale). Để bảo đảm tuổi thọ các hồ nước, cần tăng độ che phủ rừng quanh lưu vực. Trên cao nguyên Kontum, đã có nhiều dự án nghiên cứu cho thấy có những vị trí có thể xây thêm các hồ thủy điện khác như Thượng Kontum, sông Bla, sông Poko. Tại các cao nguyên khác như cao nguyên Dak Lac, cao nguyên Dak Nong cũng có nhiều vị trí thuận lợi trên các sông suối để tạo ra thuỷ điện. Thung lũng sông Ba tức Cheo Reo là vùng rất nóng có tiềm năng sử dụng năng lượng mặt trời để bơm nước, tưới cây, v.v…

9.8.  Tài nguyên bauxit

TN cũng có nhiều nơi có quặng bauxit nghĩa là chứa nhôm.

9.9. Du lịch

TN có nhiều đặc điểm dễ tổ chức du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, góp phần vào sự phát triển bền vững. Thực vậy, miền TN rất đa dạng :

– về thảo mộc: rừng thưa, rừng dày, rừng tre, nứa, rừng thông -về động vật: khỉ, nai, mễn, voi, thỏ rừng, heo rừng, chim rừng,

– về văn hoá bản địa của hàng chục sắc tộc rải rác, như mừng lúa mới, lễ đâm trâu, lễ bỏ mả, các âm nhạc cồng chiêng vang dội cùng các điệu múa của các tộc thiểu số.

Những vùng núi hoang vu, những hồ nước thủy điện, là những nơi lý tưởng tổ chức du lịch sinh thái.

9.10. Nưóc

Tây Nguyên là một trong những vùng thường xuyên chịu tác động nặng nề bởi hạn hán, thiếu nước sinh hoạt, đặc biệt trong vài năm gần đây diện tích cây trồng bị ảnh hưởng bởi hạn hán liên tục tăng qua các năm. Một trong những biện pháp cấp bách phòng chống hạn hán  là  xây dựng, phát triển hệ thống ao, hồ nhỏ, nhằm từng bước hoàn thiện hệ thống thủy lợi trên từng địa bàn thôn, xã; đồng thời nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ, giữ gìn và tiết kiệm nguồn nước tưới quanh năm cho cây trồng. Bên cạnh đó, cũng phải xây dựng những công trình thủy lợi lớn, đặc biệt là các hồ chứa, đập dâng, trạm bơm.

10. Kết luận

Như trên đã trình bày TN có nhiều triễn vọng phát triển vì có nhiều tiềm năng về đất (đất đỏ tốt, sâu), về thủy lợi ( sông, suối ), về rừng. Nhưng tài nguyên thiên nhiên chỉ là một yếu tố cần, nhưng chưa đủ. Thực vậy, muốn phát triển, các yếu tố khác như quản lý, tài chính, giáo dục v.v.cũng quan trọng Hiện nay, ta chứng kiến có sự chênh lệch lớn trong sự phát triển của  các thành phần  dân tộc tại đó : các tộc người bản địa có tỷ lệ thất học rất cao, tỷ lệ đói nghèo cũng lớn so với người miền xuôi. Trở ngại ngôn ngữ trong các công tác xã hội, khuyến nông khi tiếp xúc với dân cũng là một khó khăn.

Có sự liên hệ hữu cơ giữa nhiều vấn đề : nông và lâm, nông và súc, liên hệ giữa dân số và tài nguyên, giữa dân số và môi sinh, giữa giáo dục và dân số. Sự tiếp cận toàn bộ giúp ta hiểu các vấn đề để tác động sao cho có hiệu qủa cao.

Một loạt chương trình đồng bộ khác cũng cần thiết như  giáo dục cơ sở, cải thiện y tế, nước uống, khắc phục tình trạng người dân thiếu đất sản xuất, vốn vay để sản xuất-chế biến-xuất cảng, đó là chưa nói đến việc tạo cho các tộc người bản địa một môi trường bình đẳng với người Kinh bằng cách giúp con em họ có cơ hội tham gia trong mọi ngành công vụ như trong y tế, giáo viên, cảnh sát, quân đội.. tóm lại tăng cường năng lực cho các dân tộc bản địa.

Thái Công Tụng

Thái Công Tụng

Cựu học sinh Quốc Học Huế, Kỹ sư Nông Học và Cử Nhân Khoa Học tại Toulouse (Pháp). Tiến sĩ Khoa học (1965), Giáo sư các Đại học khác nhau trong nước: Đại Học Khoa học, Đại Học Văn Khoa, Đại Học Nông Lâm Saigon.